Với tác dụng làm sạch không khí, loại bỏ các vi khuẩn còn tồn tại trong không gian sống thì máy lọc không khí AlkaViva đã dần trở thành một “thành viên” quen thuộc của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, những đặc điểm chung của thiết bị này là tuổi thọ không cao và thường xuyên gặp vấn đề hỏng hóc nếu bạn không sử dụng chúng đúng cách. Hãy cùng AlkaViva tìm hiểu cách làm thế nào để tăng tuổi thọ cho thiết bị này tốt hơn nhé.
Máy lọc không khí thường có tuổi thọ bao lâu?
Máy lọc không khí thường có tuổi thọ trung bình kéo dài từ 5-7 năm, tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và công nghệ tân tiến của nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng nếu người dùng không thường xuyên vệ sinh hoặc thay thế các bộ lọc của máy, điều này sẽ làm rút ngắn tuổi thọ chỉ còn 2-3 năm.
Bên cạnh đó, hiệu quả làm sạch không khí cũng không còn như ban đầu và bắt buộc bạn phải nâng cấp máy lọc của mình để đảm bảo chất lượng không khí trong môi trường sống.
Những cách giúp kéo dài tuổi thọ của máy lọc không khí hiệu quả nhất
Lựa chọn máy lọc không khí phù hợp với môi trường
Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp là một trong những cách giúp kéo dài tuổi thọ và tăng hiệu suất của máy lọc. Nếu bạn lựa chọn máy lọc có công suất hoạt động nhỏ hơn nhu cầu sử dụng của bạn sẽ dẫn đến máy hoạt động quá tải, cần nhiều thời gian và tốn nhiều điện năng để làm sạch không khí hơn.
Ngoài ra, chất lượng không khí cũng không được đảm bảo và việc thiết bị hoạt động quá công suất khiến tuổi thọ của bộ lọc cũng bị giảm đáng kể. Vì thế, khi mua máy lọc nước bạn cần tìm hiểu rõ các thông số kỹ thuật và điều kiện môi trường sống cần lọc để chọn cho mình một bộ lọc phù hợp.
Vệ sinh bộ màng lọc không khí thường xuyên
Với tính năng của máy lọc không khí là hút mùi, hút bụi bẩn… làm sạch không khí. Nên sau một thời gian sử dụng các màng lọc không khí sẽ bị bám bụi bẩn, vì vậy bạn cần phải vệ sinh bộ màng lọc thường xuyên.
Thời gian vệ sinh định kỳ còn tùy thuộc vào môi trường sống hiện tại của bạn. Ví dụ như nơi có nhiều bụi bẩn như gần xưởng gỗ, công trình xây dựng thì bạn nên vệ sinh 1 tuần 1 lần. Còn với những văn phòng công sở, căn hộ chung cư thì có thể 2 tháng 1 lần.
Vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
Luồng không khí thường sẽ lưu thông tốt ở phần dưới không gian, vì vậy để tăng hiệu suất lọc không khí bạn nên đặt thiết bị ở vị trí gần mặt đất. Lưu ý không được để bộ lọc không khí tiếp xúc với nước gây hư hỏng mạch điện, không nên đặt gần các thiết bị làm mát, gia nhiệt. Tương tự như máy điều hòa, việc đặt thiết bị trong không gian kín sẽ cho hiệu suất lọc tốt hơn không gian mở.
Xem thêm: Những Đối Tượng Nhất Định Phải Sử Dụng Máy Lọc Không Khí
Tùy vào từng điều kiện môi trường mà sử dụng các tính năng trên máy lọc không khí
Máy lọc không khí có khá nhiều chế độ sử dụng để bạn có thể lựa chọn tùy vào từng điều kiện môi trường. Nếu môi trường cần lọc không khắc nghiệt thì bạn nên để máy hoạt động ở chế độ Auto và thường xuyên giữ sạch bộ phận cảm biến bụi và cảm biến mùi.
Các tính năng tăng cường khác như Turbo thì không nên sử dụng thường xuyên mà chỉ nên dùng khi bạn cảm thấy môi trường xung quanh bị ô nhiễm hơn bình thường, để tiết kiệm điện và có thể giúp máy không cần hoạt động quá tải trong thời gian dài.
Sử dụng kết hợp cùng các thiết bị khác
Nếu gia đình bạn đang sử dụng máy điều hòa thì bạn nên đặt máy lọc ngay dưới mặt lạnh của máy điều hòa, vị trí này sẽ giúp luồng không khí đi theo chu trình làm sạch tối ưu, làm tỏa đến mọi không gian trong nhà bạn để giúp máy lọc sạch và nhanh hơn.
Sự kết hợp giữa máy lọc không khí và robot hút bụi cũng là cách giúp cho không khí nhà bạn luôn được duy trì ở mức ổn định nhất.
Lưu trữ và bảo quản máy lọc không khí đúng cách
Nếu bạn muốn tăng tuổi thọ của máy lọc không khí thì lưu trữ và bảo quản đúng cách cũng là một phần không thể thiếu. Đầu tiên bạn cần vệ sinh máy lọc sạch sẽ rồi bọc nilon lại, sau đó cho vào hộp và cất ở những nơi khô khóa, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Cần lưu ý, không được lưu trữ ở những nơi ẩm ướt, có độ ẩm cao vì lâu ngày sẽ làm hư hỏng các linh kiện trong máy.
Xem thêm: Nên trồng cây hay sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà?
Thời gian sử dụng máy lọc không khí AlkaViva để đảm bảo tuổi thọ của máy
Màng lọc không khí được ví như “trái tim” của máy lọc không khí. Để đảm bảo bạn có thể sử dụng thiết bị được lâu dài, thì bạn cần lưu ý thời gian thay màng lọc định kỳ cho máy nhé.
Để máy lọc không khí có thể hoạt động tốt nhất, bạn không nên bật máy cả ngày vì bộ lọc không khí luôn có giờ hoạt động cố định để lọc hiệu quả nhất, nếu bạn sử dụng quá thời gian tối ưu khiến bộ lọc giảm công suất, tích trữ nhiều bụi bẩn gây cản trở quá trình hoạt động của máy, cản trở gió hút của quạt khiến quạt kiêu to, tốn nhiều điện hơn, nhanh hư hỏng.
Vì vậy, bạn chỉ nên cho máy lọc không khí hoạt động khoảng 8 giờ/ ngày sẽ khiến tuổi thọ của máy tăng gấp 3 lần. Nếu bạn biết cách sử dụng và vệ sinh định kỳ màng lọc thì thiết bị của bạn có thể có tuổi thọ lên đến 10 năm và giúp máy có thể hoạt động hiệu quả nhất, mang đến nguồn không khí trong lành, tươi mát giúp đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Mách bạn địa điểm mua máy lọc không khí AlkaViva uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết máy lọc không khí có tốt không và nên chọn loại nào là tốt nhất thì AlkaViva chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. AlkaViva phát triển với hơn 20 năm kinh nghiệm trong cách xử lý tân tiến các bộ lọc không khí với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Hiện nay, AlkaViva được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích để lựa chọn mua các sản phẩm máy lọc không khí với nhiều mức giá khác nhau, đảm bảo chất lượng tốt nhất, có đầy đủ giấy tờ sản phẩm chính hãng và chế độ bảo hành hoàn thiện cho khách hàng.
{{https://alkaviva.vn/collections/hot-products}}
Bạn cần biết:
- Bạn Có Thể Dùng Máy Lạnh Và Máy Lọc Không Khí Cùng Lúc Được Không?
- Nên Mua Máy Lọc Nước Ion Loại Nào Tốt Và Tiết Kiệm Điện Nhất?
- Đối Tượng Nào Nên Dùng Máy Lọc Nước Ion Kiềm Để Cải Thiện Sức Khoẻ
- Lưu Ý Quan Trọng Khi Chọn Mua Máy Lọc Không Khí Cũ?
- Bạn Đã Biết Cách Lọc Bụi Mịn Bằng Máy Lọc Không Khí?
- Trẻ Sơ Sinh Nằm Máy Lọc Không Khí Không Tốt, Điều Này Có Đúng?