Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Vậy bệnh đau dạ dày là gì và cách chữa đau dạ dày ra sao thì hãy cùng AlkaViva tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Không những thế, trong nhiều trường hợp, đau dạ dày còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của cả nam giới và nữ giới, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:
- Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
- Đau vùng bụng giữa: Vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Người bệnh thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
- Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
2. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
2.1. Loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân bệnh dạ dày hay gặp là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn, hội chứng Zollinger-Ellison,…
2.2. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng
Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau uống rượu bia nhiều, ăn gia vị cay nóng hoặc sau dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin.
Khối u ác tính tại thực quản dạ dày
Ung thư vùng tâm vị thực quản hay gặp ở người hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều. Ung thư dạ dày hay gặp ở những người từ trung niên. Đây cũng là những nguyên nhân nguy hiểm gây triệu chứng đau dạ dày.
2.3. Chứng khó tiêu chức năng
Bệnh nhân thường có triệu chứng đau hoặc tức vùng thượng vị hoặc nóng rát ở vùng này, ăn nhanh no và ấm ách sau khi ăn. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để xác định tình trạng niêm mạc bình thường, chỉ có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét niêm mạc dạ dày.
2.4. Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau bao tử. Một số trường hợp điển hình bao gồm:
- Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
- Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để bụng trong tình trạng quá đói.
- Ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua,…
- Vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem ti vi,…
- Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu,…)
- Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá,…
2.5. Stress và lo lắng kéo dài
Khi tâm lý căng thẳng, lo lắng, các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, dẫn đến hiện tượng đau bụng, ợ chua, đầy hơi,…
Ngoài ra, stress còn có khả năng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng đau bao tử thường gặp.
2.6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc thường dùng có thể gây khó chịu trong dạ dày và dẫn đến các rối loạn khác đối với hệ tiêu hóa. Đặc biệt, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng những loại sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Aspirin có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây ra đau bụng và các vấn đề khác. Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau khác như: Ibuprofen, Naproxen,… cũng có thể dẫn đến chứng ợ nóng, kích ứng bao tử,…
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn,… Tuy nhiên, một số loại có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày kèm buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi,… do làm mất cân bằng hệ vi sinh tiêu hoá.
- Thuốc Cholesterol: Một số thuốc giảm đau Cholesterol có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây táo bón, đầy hơi hoặc tiêu chảy.
- Thuốc giảm đau Opioid: Thuốc giảm đau opioid mạnh như Oxycodone, Hydrocodone,… có thể dẫn đến táo bón, buồn nôn, co thắt bụng, đầy hơi,…
- Thực phẩm chức năng bổ sung sắt: Sắt giúp máu đưa oxy đến các tế bào trong cơ thể tuy nhiên một số thực phẩm bổ sung có thể khiến dạ dày bị kích thích, gây đau.
- Thuốc điều trị ung thư: Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư là gây đau dạ dày.
2.7. Dị ứng và không dung nạp thực phẩm
Dị ứng và không dung nạp thực phẩm có thể dẫn đến đầy hơi và đau dạ dày. Một số loại thường gặp phải kể đến như:
- Sữa.
- Đậu phộng.
- Đậu nành.
- Lúa mì.
- Động vật có vỏ (ốc, nghêu,…).
- Cá.
- Trứng.
Nếu hệ tiêu hóa bị dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thức ăn, đồ uống nhất định, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để lên kế hoạch ăn kiêng phù hợp. Điều quan trọng là đừng cố gắng để tiêu thụ những thực phẩm này trong thời gian dài chỉ vì khiến cho các tình trạng đau bao tử trở nên trầm trọng hơn.
2.8. Các nguyên nhân khác có thể nhầm với đau dạ dày
- Ngộ độc thức ăn.
- Viêm tuỵ cấp.
- Bán hoặc tắc ruột.
- Sỏi mật.
- U tuỵ, u đường mật.
3. Triệu chứng phổ biến của đau dạ dày
Triệu chứng đau bao tử thường có những biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ. Sau đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày:
3.1. Đau thượng vị
Đây là dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bị bệnh tá tràng cũng có những biểu hiện này. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau nóng rát rất khó chịu.
Các cơn đau bụng dữ dội không xuất hiện khi gặp phải triệu chứng này. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng; thường xuất hiện trong khoảng từ một đến hai tuần trong khi trong giai đoạn đầu của bệnh và tái đi tái lại. Khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa, cơn đau sẽ lại xuất hiện. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ bị đau triền miên.
- Đối với người bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau bụng thường có tính chu kỳ.
- Đối với những người bị ung thư dạ dày, các cơn đau bụng không có tính chu kỳ mà kéo dài liên miên.
- Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng, khi đói cơn đau sẽ xuất hiện.
- Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, khi ăn thức ăn vào sẽ cảm giác đau vùng thượng vị nhưng khi đói lại không có cảm giác đau.
3.2. Ăn uống kém hơn
Người bệnh đau dạ dày thường có dấu hiệu kém ăn thể hiện bởi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn kém ngon. Nguyên nhân là bởi thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh có thể cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, ấm ách.
Sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau thượng vị, bỏng rát thượng vị sau đó lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn.
3.3. Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Đây là các triệu chứng rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Ợ chua, ợ hơi gây nên sự khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân của các triệu chứng này là do dạ dày hoạt động bị rối loạn nên thức ăn khó được tiêu hoá dẫn đến tình trạng bị lên men. Bệnh nhân đau dạ dày bị ợ hơi, ợ chua và kèm theo các dấu hiệu đau thượng vị.
Người bệnh có thể sẽ cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên được nửa chừng, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.
3.4. Cảm giác buồn nôn, nôn
Đây là dấu hiệu của bệnh lý như viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay có thể là ung thư dạ dày. Khi người bệnh có thể nôn nhiều sẽ kéo theo các hệ luỵ như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và điện giải trong dịch dạ dày xảy ra. Nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, truỵ tim mạch. Người bệnh có thể bị sút cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề,…
3.5. Bị chảy máu tiêu hóa
Máu chảy ra khỏi thành mạch máu đi vào lòng ống tiêu hóa thì được gọi là chảy máu tiêu hóa. Dấu hiệu này rất nghiêm trọng, nó có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Khi bị chảy máu tiêu hóa sẽ có những biểu hiện sau: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, máu có trong phân có màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, tụt huyết áp khi trong tình trạng mất máu cấp.
Khi xuất hiện dấu hiệu chảy máu tiêu hóa thì rất có thể là biểu hiệu của các bệnh lý như: viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan,… nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.
Chảy máu tiêu hóa rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
4. Phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản
4.1. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng động tác xoa bóp bụng
Phương pháp xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày được sử dụng phổ biến trong dân gian và ngày nay cũng thường được áp dụng trong vật lý trị liệu. Thực tế đã cho thấy nếu biết tác động đúng cách sẽ có tác dụng xoa dịu và làm giảm các cơn đau , cơn co thắt, những kích thích quá mức ở vùng dạ dày.
Không chỉ có vậy, kỹ thuật xoa bóp bụng còn làm tăng tuần hoàn máu và giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá.
Các bước thực hiện kỹ thuật xoa bóp bụng:
- Thêm vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho hai lòng bàn tay nóng dần lên.
- Áp hai tay vào bụng, xoa theo hướng trái – phải, lên – xuống.
- Thời gian thực hiện: cần làm liên tục trong 10 – 15 phút để vùng bụng ấm dần.
- Nên xoa bóp vào các huyệt đạo để giảm cơn đau dạ dày như: huyệt Thái Xung, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Trung Quản, huyệt Tam Âm Giao,…
- Nên thực hiện sau khi ăn 1 giờ, không nên xoa bóp bụng khi vừa ăn no xong vì như vậy dễ khiến dạ dày càng tăng triệu chứng đau.
4.2. Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng cách hít thở đều
Căng thẳng trong thời gian dài cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày. Trường hợp bị đau bao tử do stress, bệnh nhân có thể thực hiện động tác hít thở sâu, điều này có tác dụng thư giãn cho hệ thần kinh, giúp tâm trạng được thoải mái và bình tĩnh hơn.
Ngoài ra, hít thở sâu, đều còn giúp giảm tiết dịch vị ở dạ dày, giảm co bóp và giải phóng Endorphins – một loại chất dẫn truyền thần kinh tạo nên cảm xúc tích cực, giúp giảm đau bao tử hiệu quả một cách tự nhiên. Khi hít thở đều, sự tuần hoàn của máu tới dạ dày cũng được lưu thông và cải thiện đáng kể. Phương pháp thực hiện hít thở sâu bao gồm:
- Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.
- Toàn bộ cơ thể cần được thả lỏng, 2 tay đặt lên bụng.
- Hít hơi sâu bằng mũi cho đến khi căng bụng để lấp đầy không khí trong phổi.
- Từ từ thở ra bằng miệng, hóp bụng lại.
- Bệnh nhân lặp lại động tác này từ 3 – 5 nhịp và thực hiện ít nhất 2 lần/ngày.
- Bất kỳ khi nào cơn đau dạ dày xảy ra thì bạn đều có thể áp dụng.
4.3. Giảm đau dạ dày bằng phương pháp bổ sung nhiều nước
Đau bao tử cũng có thể là hệ quả của việc cơ thể bị mất nước. Tình trạng này khiến cho axit trong dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây nên các cơn đau bụng và táo bón.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nước là một nhân tố quan trọng giúp cơ thể hydrat hoá ruột kết và đào thải độc tố, tham gia hỗ trợ cho quá trình phân huỷ sinh hoá protein, lipid và carbohydrate. Từ đó, nước có vai trò nhất định trong việc phân giải thức ăn để các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn.
Để giúp thanh lọc cơ thể cũng như giảm thiểu các cơn đau bao tử, phụ nữ cần uống khoảng 2.7 lít nước/ngày, đối với nam giới là 3.7 lít/ngày. Điều này cũng còn tuỳ thuộc vào thể trạng và điều kiện sinh hoạt của mỗi người.
Trẻ nhỏ có thể uống ít nước hơn so với người lớn, đối với những người vận động thể dục, thể thao, làm việc nhiều ngoài trời thì cần uống nhiều nước hơn. Cần chú ý là không nên bổ sung nước đồn dập vào cùng một lúc sẽ khiến cho dạ dày bị căng giãn quá mức gây đau tăng lên.
4.4. Phương pháp điều trị đau dạ dày bằng gừng
Gừng là một loại thực vật có tính ấm, tác dụng kháng viêm và có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, gừng thường được sử dụng trong việc giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn khi đau dạ dày cấp.
Sau đây là hướng dẫn chế biến bài thuốc điều trị đau dạ dày từ gừng:
Cách 1: thái từ 1-2 lát gừng tươi, nhai sau đó nuốt từ từ sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.
Cách 2: nếu gừng quá khó ăn đối với bạn, hãy đem rửa sạch, cắt thành 2-3 lát mỏng rồi thả vào cốc nước sôi, ngâm trong khoảng từ 5 – 10 phút. Có thể cho thêm một thìa mật ong khuấy đều lên cho dễ uống. Do mật ong là món quà của thiên nhiên có tác dụng giảm viêm, diệt nấm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, làm lành các thương tổn ở niêm mạc dạ dày nên khi thêm mật ong vào trà gừng còn giúp tăng hiệu quả giảm đau.
Lưu ý: nên chọn loại gừng tươi, trước khi dùng cần loại bỏ vỏ bên ngoài. Nếu không có sẵn gừng tươi thì bạn có thể thay thế bằng bột gừng.
4.5. Chữa đau dạ dày tại nhà bằng nước dừa
Thành phần trong nước dừa chứa một lượng lớn kali và magie. Các dưỡng chất này giúp thanh nhiệt và làm giảm các cơn đau dạ dày co thắt. Cũng chính vì thế mà nước dừa là một trong những thức uống giải khát bổ dưỡng, đặc biệt hay được dùng để làm phương pháp cải thiện những vấn đề của hệ tiêu hóa.
Nước dừa như một thức uống bù điện giải chứa một hàm lượng acid, calo và đường hoàn toàn tự nhiên. Nó có tác dụng tăng khả năng kháng viêm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất cơ thể. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước dừa, trung bình chỉ cần 1 trái/ngày là đủ vì tác dụng phụ là khiến bệnh nhân bị lạnh bụng, khó tiêu.
4.6. Kiểm soát cơn đau dạ dày qua chế độ ăn
Bữa ăn đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ là cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản và đem lại hiệu quả tích cực. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình chuyển hoá và phân huỷ thức ăn.
Cơ thể thiếu hụt chất xơ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đau bao tử. Vì vậy, việc nạp chất xơ rất quan trọng. Một số thực phẩm giàu chất xơ bệnh nhân đau dạ dày có thể bổ sung gồm các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt như hạt bí, hạnh nhân, hạt chia,…
Bên cạnh việc nạp các loại thực phẩm giàu chất xơ, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản, thực phẩm lên men. Không nên dùng các chất kích thích, món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ.
4.7. Chườm ấm giúp giảm cơn đau dạ dày
Đối với những cơn đau dạ dày mức độ nhẹ, âm ỉ có thể tạm thời uống một cốc nước ấm. Trường hợp các triệu chứng đau không giảm thì nên tìm cách chườm ấm bụng. Phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà này được ứng dụng khá rộng rãi và đã được y học cổ truyền công nhận về tính hiệu quả của nó.
Nhờ được chườm ấm các mạch máu khu vực nằm trên rốn và dưới xương ức được giãn ra và giúp tình trạng co bóp quá độ được giảm thiểu, qua đó các cơn đau dạ dày cũng thuyên giảm theo. Bệnh nhân có thể thực hiện chườm ấm với các bước sau:
- Sử dụng một túi chườm đổ đầy nước ấm, nhiệt độ nước khoảng 50 – 65 độ C.
- Nhẹ nhàng đặt túi chườm lên vùng bụng trên rốn. Thời gian chườm từ 10 – 20 phút cho đến khi túi nước nguội dần.
- Trong khi chườm ấm, người bệnh nên kết hợp với động tác hít thở sâu và đều để cơn đau bao tử giảm dần và chấm dứt hoàn toàn.
Chườm ấm là một phương pháp có lợi trong việc tăng cường khả năng tuần hoàn máu ở dạ dày và đường ruột, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
5. Phương pháp phòng ngừa và chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả
5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Đây là cách chữa đau dạ dày hiệu quả, để điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để giảm tình trạng đau dạ dày do viêm loét dạ dày thì nên làm những điều sau:
- Ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ sống, lạnh
- Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chú ý ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều thức ăn một bữa
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ
- Hạn chế thức ăn chiên, xào, nhiều muối
- Tránh uống nhiều nước ngay trước và sau khi ăn
- Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ
- Hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc
- Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn
- Tránh thực phẩm có vị chua
- Tránh thực phẩm cay nóng
5.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc tây khi chữa đau dạ dày
Cách chữa đau dạ dày tiếp theo đó là người bị bệnh dạ dày cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây, cụ thể như sau:
Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, gây chảy máu thậm chí là thủng dạ dày. Vì thế, hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc không đúng liều lượng và thời gian dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và khiến cho bệnh dạ dày càng nặng.
Nên uống thuốc với một ly nước lọc. Không nên uống thuốc cùng các loại nước trái cây, nhất là các loại nước cam, quýt. Vì điều này có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc với một ly nước lọc lớn để cơ thể dễ dàng “tiêu hóa” được thuốc dễ hơn.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp bất thường như: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… thì cần báo cho bác sĩ ngay để có hướng điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
5.3. Phòng bệnh đau dạ dày bằng cách tránh các chất kích thích
Người đau dạ dày do viêm loét cần tránh các chất kích thích để bệnh không nặng thêm. Các chất kích thích mà bệnh nhân cần tránh đó là cà phê, thức uống có gas, rượu bia, thuốc lá,…
5.4. Cách chữa đau dạ dày tại nhà – Tránh căng thẳng
Tránh xa căng thẳng cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày tại nhà do viêm loét. Khi căng thẳng, stress cơ thể tăng tiết nhiều dịch vị dạ dày làm tăng nguy cơ viêm, loét khiến cho các cơn đau càng trầm trọng hơn.
Biện pháp: Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, nghe nhạc, đọc sách, biết cách sắp xếp thời gian làm việc và làm công việc mình yêu thích để giảm stress, căng thẳng giúp phòng ngừa đau dạ dày.
5.5. Tránh thức khuya
Cách chữa đau dạ dày tại nhà tiếp theo là tránh thức khuya để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, stress của cơ thể. Từ đó, giúp dạ dày giảm tiết dịch vị dạ dày để bảo vệ lớp niêm mạc để tránh tình trạng viêm, loét dạ dày hiệu quả.
Biện pháp: Bệnh nhân nên có cách sinh hoạt điều độ, ngủ trước 23h mỗi ngày và thức dậy vào trước 7 giờ sáng để dạ dày được nghỉ ngơi và hạn chế những tổn thương cho dạ dày.
5.6. Duy trì cân nặng mức hợp lý
Những người bị bệnh dạ dày nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế tối đa bị tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều. Bởi khi tăng, giảm cân sẽ làm cho dịch vị dạ dày dư thừa gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua,…
Biện pháp: Luyện tập thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học, hạn chế ăn đêm, nạp ít tinh bột và ăn những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ.
5.7. Thường xuyên tập thể dục
Tập luyện thể dục thể thao giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của dạ dày, tiêu hóa thức ăn dạ dày dễ dàng, làm giảm đầy hơi khó chịu và giúp ngủ ngon. Đây đều là những lợi ích giúp bệnh nhân phòng ngừa đồng thời hỗ trợ chữa đau dạ dày do viêm loét gây ra.
Cách luyện tập đúng đắn: Nên tập thể dục vào mỗi buổi sáng hoặc trước và sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày nên duy trì khoảng 30 phút cho hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khoẻ tốt hơn.
5.8. Đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh dạ dày
Cách phòng và chữa đau dạ dày tiếp theo đó là bệnh nhân cần đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh dạ dày như: đau tức vùng trên rốn và dưới xương ức, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… thì nên khám ngay để nhận định rõ tình trạng sức khoẻ.
Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày thậm chí có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn xấu là ung thư dạ dày. Do đó, thăm khám sớm sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng giúp việc chữa đau dạ dày dễ dàng hơn.
6. 4 yếu tố của nước ion kiềm giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Nước điện giải ion kiềm còn được gọi là nước ion kiềm, nước kiềm hay nước hydrogen, nước hydro, nước hoàn nguyên (trong tiếng Nhật). Nước ion kiềm là loại nước uống rất tốt cho sức khoẻ, có giá trị phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có chữa đau dạ dày. Với tính kiềm tự nhiên như rau xanh pH 8.5 – 9.5 giúp trung hoà nhanh các axit dư thừa trong dạ dày.
Sau đây là 4 yếu tố nổi bật của nước ion kiềm giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả:
6.1. Giàu tính kiệm tự nhiên như rau xanh
Có tác động nhanh và trực tiếp, nhất là đối với các bệnh về đường ruột như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, trĩ, trào ngược axit, rối loạn tiêu hoá… Khi nước ion kiềm hấp thụ vào dạ dày, làm tăng giá trị pH của dạ dày > 4, kích thích thành dạ dày sản xuất ra axit clohydric, đồng thời cũng sản xuất ra bộ đệm kiềm đi vào trong máu, cân bằng pH trong máu, tránh tình trạng máu bị nhiễm axit.
6.2. Phân tử nước siêu nhỏ
Kích thước chỉ khoảng 0.5nm, nhỏ gấp 5 lần phân tử nước bình thường nên khi vào cơ thể, nước ion kiềm dễ dàng được hấp thụ và mang lại hiệu quả cao. Các triệu chứng như cồn cào, đau dạ dày, buồn nôn,… giảm đi nhanh chóng. Ngoài ra, các phân tử nước trong nước ion kiềm còn giúp bóc tách các mảng bám ở thành ruột, đào thải các axit và làm sạch hệ thống tiêu hóa giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
6.3. Chứa nhiều phân tử Hydro – chất chống oxy hoá mạnh mẽ
Có tác dụng chống oxy hoá cực mạnh, loại bỏ các gốc tự do giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày với biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày và nhiều bệnh lý khác.
Hydro là vật chất nhỏ nhất vì vậy có thể dễ dàng thẩm thấu ở mọi nơi trong cơ thể và đặc biệt phát huy tác dụng ở những nơi có nhiều gốc tự do OH (Hydroxyl Radical) – là chất chống oxy hoá cực mạnh, nguyên nhân dẫn đến quá trình lão hoá trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh tật.
Khi uống nước ion kiềm, các phân tử Hydro sẽ kết hợp với gốc tự do, điển hình là gốc tự do OH tạo thành nước trong cơ thể và không còn khả năng gây hại, khả năng tấn công các phân tử khác để cướp e-: H2+ OH => H2O + H2
6.4. Giàu vi khoáng tự nhiên cho cơ thể như Na, K, Ca, Mg,…
Những vi khoáng tự nhiên giúp thận hoạt động hiệu quả hơn (ngăn chặn hình thành sỏi thận) giúp thanh lọc, thải độc và bài tiết lượng axit dư thừa trong cơ thể hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các khoáng chất giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật và giúp bạn khoẻ mạnh hơn.
Các vi khoáng này là dưỡng chất rất cần thiết cho người đau dạ dày. Đặc biệt các vi khoáng này tồn tại ở dạng ion nên giúp cơ thể càng dễ hấp thụ hơn.
Kết hợp nước điện giải ion kiềm cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu tính kiềm sẽ giúp dạ dày giảm tiết axit và giảm tác hại của axit dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc, bảo vệ niêm mạc, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho bệnh đau dạ dày diễn tiến chậm và chống hồi phục hơn.
Như vậy, thông qua bài viết này có lẽ nhiều bạn đọc đã nắm được 4 yếu tố của nước ion kiềm giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày cũng như bệnh dạ dày, cách phòng và chữa đau dạ dày đơn giản tại nhà. AlkaViva luôn khuyến khích khách hàng sử dụng nước ion kiềm để giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày cũng như duy trì sức khoẻ hiệu quả hơn.