THỰC HƯ VIỆC NƯỚC ĐIỆN GIẢI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC BỆNH VẢY NẾN

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến có tên khoa học là Psoriasis – một bệnh da liễu mãn tính rất phổ biến và có đặc trưng là rất dễ tái phát nhiều lần.

Vẩy nến là căn bệnh đã được biết đến từ thời thượng cổ và có người đã ví von rằng căn bệnh này là “một nỗi khốn khổ của loài người” bởi lẽ nó làm cho người bệnh luôn cảm thấy xấu hổ, ngại tiếp xúc với mọi người và đôi khi là cảm thấy sợ chính bản thân họ. Có người bệnh vảy nến đã tự mô tả mình là người mang các vảy da màu trắng bạc luôn bong ra liên tục.

Phân loại bệnh vảy nến

Phân loại theo dạng bệnh

  • Vảy nến thể mảng bám: Chiếm 90% trường hợp mắc bệnh. Thể này đặc trưng bởi các triệu chứng khô da, vùng da tổn thương đỏ, vùng da tổn thương có vảy bạc dễ bong. Thể này gây ra các tổn thương ở vùng da khuỷu tay, da đầu, đầu gối, vùng da bên dưới cơ thể (bộ phận sinh dục), hoặc cũng có khi là bất cứ vùng da nào, ngay cả bên trong miệng cũng có thể có tổn thương.
  • Vảy nến thể tròn: Đây là một dạng hiếm gặp với đặc trưng là các vùng da thương tổn có hình tròn to nhỏ khác nhau.
  • Vảy nến thể mủ: Tình trạng bệnh này rất nghiêm trọng, đặc trưng bởi các nốt mụn mủ trên da. Khi mụn mủ bị vỡ gây chảy mủ, hình thành các tổn thương màu đỏ trên da.
  • Vảy nến thể đốm: Bệnh xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn, các tổn thương lan rộng khắp cơ thể, có các lớp vảy nhỏ màu đỏ trên tổn thương.
  • Vảy nến thể nghịch (vảy nến da tiết bã): Là thể bệnh được tìm thấy trong những nếp gấp, nếp nhăn trên cơ thể người bệnh. Đặc trưng thường thấy là vùng da tổn thương có xu hướng tiết bã nhờn và ẩm ướt, gây khó chịu cho người bệnh và thường không có hiện tượng bong tróc như các thể khác.

Phân loại vảy nến theo bộ phận trên cơ thể

  • Vảy nến bàn tay, bàn chân: Là thể vẩy nến hình thành trên da bàn tay và bàn chân. Đặc trưng của thể này là việc xuất hiện các lớp da khô dày dạng vảy bạc trên các vùng da này.
  • Vảy nến móng tay: Có khoảng 5% người bệnh mắc. Căn bệnh này có thể là một triệu chứng của tất cả các thể vảy nến khác. Đặc trưng của thể này là trên móng tay, chân hình thành các đốm màu vàng trên nền móng trắng. Lâu dần, lớp sừng móng có sự tách biệt ra khỏi đầu ngón cùng hiện tượng giòn móng, dễ gãy.
  • Vảy nến viêm khớp: Theo thống kê, có khoảng 5-7% người bệnh mắc thể này. Ngoài ra, người bệnh vẩy nến móng hoặc mụn mủ sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Tình trạng viêm khớp khiến người bệnh bị cứng, sưng đau khớp, đặc biệt là vào sáng sớm khi ngủ dậy.
  • Vẩy nến toàn thân: Là thể rất phổ biến, nó khiến người bệnh bị ngứa ngáy và đau rát như lột da do tình trạng viêm, phát ban đỏ và các vùng tổn thương bao trùm toàn thân. Người bệnh có thể bị ớn lạnh, thân nhiệt thất thường, mất nước, viêm phổi, mất protein, nhiễm trùng… rất nguy hiểm. Cơ chế kích hoạt thể vảy nến này có thể do da bị cháy nắng nghiêm trọng, tác dụng phụ của việc điều trị hóa trị liệu hoặc do bệnh ở một bộ phận nhưng không được chữa trị tốt.
  • Bệnh vảy nến da đầu: Đây là bộ phận có tỷ lệ người mắc bệnh lớn nhất. Việc các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện ở dưới chân tóc gây ngứa ngáy và rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

  • Yếu tố di truyền: Là nguyên nhân gây vảy nến chiến đến 29,8% (thống kê theo Bolgert) trong tổng số nguyên nhân. Trong đó, gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và gen này sẽ bị kích hoạt gây bệnh dưới nhiều yếu tố tác động như căng thẳng thần kinh, nhiễm khuẩn, nghiện rượu hay do chấn thương cơ học.
  • Căn thẳng, stress: Là yếu tố tác động đến việc kích hoạt bệnh bùng phát và trầm trọng thêm. Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng người bệnh vảy nến thường có xu hướng lo lắng quá mức hoặc dễ bị kích thích.
  • Nhiễm khuẩn: Liên cầu khuẩn cùng nhiều yếu tố nhiễm khuẩn khu trú khác có mối liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể do một số loại virus, virus ARN có men sao mã ngược tạo ra các phức hợp miễn dịch bất thường gây ra.
  • Chấn thương ngoài da: Chấn thương cơ học vật lý, tạo điều kiện cho các yếu tố tấn công gây bệnh vảy nến là nguyên nhân chiếm đến 14%.
  • Tình trạng rối loạn chuyển hóa: Thường là rối loạn chuyển hóa đạm hoặc đường.
  • Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ: Khi nội tiết tố bị rối loạn rất dễ gây ra các bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa hay nổi mề đay.

Bệnh vảy nến có lây không?

Những biểu hiện của bệnh vảy nến khiến nhiều người lo ngại về khả năng lây nhiễm của căn bệnh này. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học thì bệnh vảy nến không phải là một bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc.

Cơ chế hoạt động của chứng bệnh này chính là khi lớp thượng bì da bị kích thích, hoạt động tổng hợp ADN và phân chia tế bào sẽ bị tăng đột biến, khiến chu kỳ chuyển tế bào từ đáy đến lớp sừng diễn ra nhanh hơn người bình thường gấp 10 lần. Điều này khiến các tế bào trên da bị chết đi, dẫn tới hiện tượng đóng vảy.

Như phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, cơ chế của bệnh vảy nến không phải do vi khuẩn hay virus tạo ra. Thực chất, căn bệnh này xảy ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Do đó, bệnh không có khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc, ăn uống hay sinh hoạt chung.

Làm sao để trị bệnh vảy nến?

Đây là bệnh mãn tính, cũng chưa có cách trị dứt điểm nhưng một số phương pháp tiên tiến của y học có thể cải thiện tình trạng bệnh thậm chí là dứt hẳn, chỉ cần kiên trì và làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ:

– Uống thuốc theo toa đã kê của bác sĩ, không tự ý thay đổi đơn thuốc khi thấy tình trạng bệnh cải thiện chậm, người điều trị phải kiên trì theo dõi và tuân thủ ý kiến bác sĩ. Một số thuốc để thoa trực tiếp có các thành phần sau corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic.

– Trường hợp vẩy nến toàn thân là tình trạng nặng, cần sử dụng các thuốc như methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine dưới sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ,để hạn chế biến chứng của bệnh.

– Quang trị liệu: sử dụng tia sáng để điều trị vẩy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Các tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào qua đó phá hủy toàn bộ tế bào.

Vấn đề chính của điều trị bệnh vẩy nến là hạn chế biến chứng của bệnh, các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng da, làm mủ, suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh. Một phương pháp an toàn hơn là sử dụng nước kagen trị vẩy nến, nói đúng hơn là nước giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, dùng nước để vệ sinh da tránh để vi khuẩn tấn công da tổn thương cải thiện tình trạng bệnh.

Nước điện giải hỗ trợ trị bệnh vy nến như thế nào?

Nước ion kiềm được sản xuất từ công nghệ điện giải tiên tiến đến từ Nhật Bản, nước máy sử dụng hằng ngày sẽ được đi qua hệ thống lọc thông minh giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như Canxi, Clo, Natri, Magie, Mangan… sau đó sẽ đi qua các tấm điện cực, phân tử nước bị phân tách thành các phân tử nhỏ hơn ở dạng ion, nước sẽ được tổng hợp lại tại hai đầu điện cực, từ đó nước ion kiềm sẽ sản xuất ở cực âm và nước ion axit sản xuất tại  cực dương.

Trong đó nước ion kiềm là dòng nước quý giá giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm, tăng cường hệ miễn dịch, nhờ tính kiềm tự nhiên trong nước giúp trung hòa các axit dư thừa trong cơ thể, các gốc tự do sản sinh từ thức ăn nhiều dầu mỡ, độc hại, rượu bia, thuốc lá v.v… Tương tự bệnh vảy nến có thể được cải thiện khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhờ vào cơ chế tự chống lại bệnh tật của cơ thể.

Mặt khác nước ion axit yếu lại có tác động tích cực trong việc sát khuẩn bề mặt da, tránh tình trạng nhiễm trung hiệu quả, trên da luôn tồn tại một lớp màn axit yếu (pH vào khoảng từ 5.0 đến 6.5) giúp da chống lại các tác nhân từ môi trường, tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh vẩy nến sẽ mất đi lớp màn này, dễ dẫn đến nhiễm trùng khi bệnh lý trở nặng, sử dụng nước ion axit xịt lên da mỗi ngày sẽ tái tạo lớp màng axit, diệt khuẩn hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Giáo sư Tamura Tatsuji, Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Keifuku phát biểu như sau:

“Tôi xin giới thiệu một bệnh nhân đã khỏi bệnh da liễu sau khi sử dụng nước điện giải. Bệnh nhân này bị vảy nến đã 10 năm và không thể chữa khỏi, thậm chí khi được điều trị đặc biệt. Bệnh nhân đã 70 tuổi, là giám đốc của một công ty phụ tùng xe. Sau chiến tranh, chân ông bị mắc vảy nến nặng, và về sau thành bệnh mãn tính. Ông ta liên tục được điều trị tại bệnh viện chuyên môn về da liễu.

Chân bên trái có tiến triển tốt khi điều trị, nhưng chân bên phải thì không như vậy. Ông bị ngứa nặng, gãi đến chảy máu. Trong 10 năm qua, ông đã đến gặp và điều trị với nhiều bác sĩ. Khi tôi bắt đầu xem xét trường hợp của ông, các khớp chân của ông đầy các mụn nước, dịch rỉ ra từ các mụn nước này.

Tôi đã khuyên bệnh nhân dùng nước điện giải chống oxy hóa. Dùng nước ion kiềm một cách nghiêm chỉnh và dùng nước axit để rửa các vùng da bị bệnh. Sau 2 tuần điều trị, các mụn nước khô đi. Bệnh vảy nến tiến triển rõ rệt và không hề tái phát sau 1 tháng.”

Kết hợp nước ion axit với nước ion kiềm để kết quả điều trị bệnh ngoài da đạt mức tốt nhất

Ngoài uống nước điện giải ion kiềm để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da thì việc sử dụng nước ion axit để sát trùng ngoài da cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.

Có hai loại nước điện giải ion axit có thể cải thiện được các loại bệnh ngoài da từ bên ngoài là nước điện giải ion axit mạnh và nước điện giải ion axit nhẹ (còn gọi là nước beauty)

Khi bị bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, mụn trứng cá… vi khuẩn sẽ rất dễ bám vào vùng da bị tổn thương. Nếu không vệ sinh kỹ càng, vi khuẩn có thể làm vùng da vốn đã bị tổn thương sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Nước điện giải ion axit mạnh (pH 2.5 – 3.5) có tính sát khuẩn cao, có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, từ đó hỗ trợ làm lành vùng da tổn thương nhanh chóng.

Bạn có thể đựng nước ion axit mạnh trong các bình nhỏ dạng xịt để xịt lên chỗ da bị tổn thương, hoặc bạn có thể dùng bông thấm nước điện giải ion axit mạnh sau đó chấm nhẹ lên chỗ bị mụn, bị vảy nến…

Còn nước điện giải ion axit nhẹ ( pH 5.5 – 6.0) lại có tác dụng cân bằng độ pH cho da, tạo lớp màn axit nhẹ bảo vệ da, đồng thời se khít lỗ chân lông giúp da mịn màng, cải thiện tình trạng khô da, mụn trứng cá.

Bạn có thể dùng nước điện giải ion aixt nhẹ để rửa mặt hàng ngày, hoạc đựng trong bình xịt nhỏ mang theo bên mình để xịt khi cần.

Ngoài ra, nước điện giải ion axit còn chưa nhiều vi khoáng, bổ sung vi khoáng cần thiết giúp da luôn khỏe mạnh.

Mách bạn địa điểm mua máy lọc nước điện giải ion kiềm uy tín, chất lượng

Hiện nay trên thị trường có nhiều địa chỉ, cơ sở cung cấp máy lọc nước điện giải của những thương hiệu khác nhau với giá cả khác nhau. Để mua được sản phẩm của các thương hiệu uy tín, đảm bảo chính hãng, giá cả cạnh tranh, đặc biệt là chế độ bảo hành dài lâu thì nên chọn những địa chỉ uy tín, được người dùng đánh giá cao.

Bạn đang có nhu cầu mua máy lọc nước ion kiềm thì AlkaViva chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. AlkaViva với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý và cung cấp nguồn nước dinh dưỡng cho các gia đình.

AlkaViva hiện nay được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và yêu thích để lựa chọn mua các sản phẩm máy lọc nước điện giải với nhiều mức giá khác nhau, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, có đầy đủ giấy tờ sản phẩm chính hãng và chế độ bảo hành toàn hiện cho khách hàng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart