ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN BẰNG NƯỚC ION KIỀM CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ?

Vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính với những triệu chứng chủ yếu xuất hiện trên da gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, bạn cần nắm được những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Nước ion kiềm là một trong những phương pháp điều trị căn bệnh này và điều này có thật không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh vảy nến là gì?

1.1. Khái niệm

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị nhiều người xung quanh xa lánh, Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau

Các dạng bệnh vảy nến bao gồm: 

  • Vảy nến mảng.
  • Vảy nến giọt.
  • Vảy nến đỏ da.
  • Vảy nến khớp.
  • Vảy nến mủ.
Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 1

1.2. Bệnh vảy nến có chữa trị được không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ.

2. Nguyên nhân bệnh vảy nến

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, một vài người đã tìm ra những tác nhân có thể gây phát triển bệnh vảy nến, bao gồm các yếu tố cụ thể sau đây:

  • Di truyền: Nếu cha mẹ mắc bệnh vảy nến thì khả năng con cái cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Các thông tin cho thấy 29,8% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến là do yếu tố di truyền.
  • Nhiễm khuẩn: Bệnh vảy nến có thể do một số loại virus có gen mã hoá ngược khiến hệ miễn dịch bất thường. Bên cạnh đó, các liên cầu khuẩn cũng gây nhiễm khuẩn ở da và gây bệnh. 
  • Tâm lý bất ổn: Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài sẽ gây kích ứng da và bùng phát bệnh vảy nến. Với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này nhưng lo lắng quá mức sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ bị vảy nến, mề đay, viêm da cơ địa,… có thể do rối loạn nội tiết tố cơ thể. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu nội tiết tố không ổn định.
  • Chấn thương ngoài da: Một số chấn thương bên ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công và gây tổn thương nghiêm trọng đến da khiến người bệnh bị vảy nến.
  • Rối loạn hệ thống chuyển hoá: Những người bị rối loạn chuyển hoá đạm hoặc đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá: Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… có thể gây kích ứng da, hình thành vảy nến.
  • Tiếp xúc hoá chất: Các loại mỹ phẩm, sữa tắm, bột giặt,… chứa nhiều hoá chất gây kích ứng da. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên có thể mắc bệnh vảy nến.
  • Béo phì, thừa cân: Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây bệnh vảy nến. Nếu bị tăng cân quá nhanh, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 2

3. Triệu chứng bệnh vảy nến

Các dấu hiệu và triệu chứng vảy nến phổ biến của bệnh lý này là:

  • Xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và óng ánh bạc.
  • Có nhiều đốm vảy nhỏ (thường thấy ở trẻ em).
  • Da khô, nứt nẻ, có khi chảy máu hoặc ngứa ngáy.
  • Có cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Móng tay dày, có vết lõm hoặc đường rãnh.
  • Các khớp bị sưng và cứng.

Triệu chứng bệnh vảy nến: Các mảng da bị vảy nến có thể chỉ là một vài điểm nhỏ có vảy trong như gàu hoặc cả vùng da lớn. Các khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất gồm vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay.

Phần lớn người bệnh đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ. Các đợt bùng phát có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một khoảng thời gian trước khi tái phát. 

Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 3

4. Phòng ngừa bệnh vảy nến như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách tạo cho mình thói quen tắm giặt hằng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa được bệnh vảy nến hiệu quả.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ những loại khoáng chất, vitamin thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày. Nên ăn nhiều củ quả tươi, rau xanh, các loại rau củ nhu đu đủ, cà chua, rau họ cải,… kết hợp với đó là uống nhiều nước nhằm giữ cho da có được độ ẩm cần thiết, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Không làm việc quá sức, cần có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tránh căng thẳng, stress vì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vận động nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. 
  • Tránh tiếp xúc hoá chất có hại: Một trong những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả là tránh tiếp xúc nhiều với hoá chất độc hại. Nếu do đặc thù công việc thì cần phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ, đeo găng tay nhằm tránh nhiễm độc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 3

5. Các biện pháp điều trị bệnh vảy nến:

Vảy nến là bệnh có nhiều cách điều trị, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh vảy nến phụ thuộc vào mức độ của bệnh, biểu hiện qua triệu chứng và phạm vi vùng da bị ảnh hưởng và lựa chọn đúng sẽ giúp bạn phục hồi bệnh nhanh hơn.

5.1. Thuốc mỡ và kem

Điều trị vảy nến cấp độ nhẹ thường sử dụng thuốc bôi. Mỡ khoáng hoặc kem được sử dụng để bôi vào da sau khi tắm hoặc trong lúc tắm. Ngoài ra, bạn cũng có thể được kê các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn với các thành phần giúp giảm sưng và làm chậm sự phát triển của các tế bào da.

Bạn chỉ nên che vùng da sau bôi thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Đối với một số loại thuốc, việc bịt kín da có thể giúp tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một số loại thuốc có tác dụng mạnh có thể làm tăng biểu hiện của tác dụng phụ.

Trong trường hợp bác sĩ khuyên dùng, bạn nên thực hiện như sau: Bôi thuốc lên bề mặt da, che lại bằng bọc nhựa, quần áo chống thấm nước, vải nylon hoặc vớ cotton.

5.2. Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu)

Chiếu tia cực tím có thể giúp ngăn chặn sự phát triển nhanh của các tế bào da. Tuy nhiên, việc tắm nắng lại thường không làm cải thiện mà làm tình trạng bệnh xấu đi. Bác sĩ sẽ thực hiện chiếu tia cho bạn với hàm lượng và thời gian phù hợp. Việc điều trị chiếu tia thường không gây ra đau đớn. Chiếu tia thường được thực hiện bằng laser hoặc light box. Bạn cũng có thể kết hợp điều trị bằng thuốc với chiếu tia. Lưu ý, việc chiếu tia không đúng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da. 

5.3. Liệu pháp laser

Với liệu pháp laser, bác sĩ sẽ chiếu tia vào khu vực bị vẩy nến, vùng da lành xung quanh sẽ không bị tổn hại hoặc tiếp xúc nhiều với tia UV so với các phương pháp điều trị chiếu tia khác. Sau 4-5 tuần điều trị, các mảng bám trên da sẽ mỏng dần và các triệu chứng cũng sẽ mất dần sau một thời gian. Đa số các trường hợp được điều trị, liệu pháp không gây đau đớn, chỉ một số người bị đỏ và phồng rộp nhẹ.

5.4. Thuốc uống

Điều trị vảy nến bằng thuốc được chỉ định khi các phương pháp điều trị tác động trực tiếp lên da không đạt hiệu quả. Thuốc được cung cấp là thuốc uống hoặc dạng viên giải phóng nhanh, giúp làm sạch da và ngăn ngừa lan rộng nếu bạn bị vảy nến mức độ vừa và nặng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm acitretin (Soriatane), apremilast (Otezla), cyclosporine (Apo-Cycloporine, Gengraf, Neoral, Sandimmune) và methotrexate (Rheumatrex, Trexall).

5.5. Thuốc tim tĩnh mạch hoặc dạng viên giải phóng nhanh

Bệnh vảy nến vừa và nặng thường được điều trị bằng cách loại thuốc có tác dụng mạnh. Thuốc tác động lên hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh. Một số loại thuốc có thể tiêm tại nhà, số khác phải đến bệnh viện hoặc phòng khám để tiêm. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm adalimumab (Humira), adalimumab-adbm (xitezo), brodalumab (Siliq) etanercept (Enbrel), guselkumab (Tremfya), Infliximab (Remicade), Remicade, ixekizumab (Taltz), secukinumab (Cosentyx) và ustekinumab (Stelara).

Điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh chỉ sau một vài tuần. Bạn nên nhờ tư vấn của bác sĩ nếu lo lắng về thuốc. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, như các vấn đề về gan và thận, nhiễm trùng và một số bệnh ung thư. 

5.6. Trị liệu bằng nước

Điều trị bằng cách thêm muối Epsom, muối Biển Chết, dầu hoặc bột yến mạch vào bồn tắm. Ngâm 15 phút có thể làm dịu da ngứa và loại bỏ vảy, sau đó dùng kem dưỡng ẩm. Bơi trong nước mặn sẽ giúp loại bỏ da chết, bạn có thể chọn bơi trong hồ bơi và rửa sạch clo sau khi bơi. 

Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 5

6. Điều trị bệnh vảy nến bằng nước ion kiềm có thực sự hiệu quả?

Đây là một bệnh lành tính nhưng biến chứng của nó thì vô cùng nguy hiểm, hạn chế biến chứng là phương pháp cải thiện tình trạng bệnh hữu hiệu nhất.

Nước ion kiềm được sản xuất từ công nghệ điện giải tiên tiến đến từ Nhật Bản, nước máy sử dụng hằng ngày sẽ được đi qua hệ thống lọc thông minh giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như Canxi, Kali, Natri, Magie,… sau đó sẽ đi qua các tấm điện cực, phân tử nước bị phân tách thành các phân tử nhỏ hơn ở dạng ion, nước sẽ được tổng hợp lại tại hai đầu điện cực, từ đó nước ion kiềm sẽ sản xuất ở cực âm và nước ion axit sản xuất tại cực dương.

Trong đó nước ion kiềm là dòng nước quý giá giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm, tăng cường hệ miễn dịch, nhờ tính kiềm tự nhiên trong nước giúp trung hoà các axit dư thừa trong cơ thể, các gốc tự do sản sinh từ thức ăn nhiều dầu mỡ, độc hại, rượu bia, thuốc lá,… Tương tự bệnh vảy nến có thể được cải thiện khi hệ miễn dịch khoẻ mạnh, nhờ vào cơ chế tự chống lại bệnh tật của cơ thể.

Mặt khác nước ion axit yếu lại có tác động tích cực trong việc sát khuẩn bề mặt da, tránh tình trạng nhiễm trùng hiệu quả, trên da luôn tồn tại một lớp màn axit yếu (pH vào khoảng từ 5.0 đến 6.5) giúp da chống lại các tác nhân từ môi trường, tiêu diệt vi khuẩn. Ngườ bệnh vảy nến sẽ mất đi lớp màn này, dễ dẫn đến nhiễm trùng khi bệnh lý trở nặng, sử dụng nước ion axit xịt lên da mỗi ngày sẽ tái tạo lớp màng axit, diệt khuẩn hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Nhờ vào đặc tính nước tự nhiên, không có chất hoá học nên sử dụng nước ion kiềm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến là vô cùng an toàn và hiệu quả. Kết hợp với toa thuốc của bác sĩ, kiên trì điều trị người bệnh vảy nến không còn lo lắng về căn bệnh này.

Một số đặc tính khác của nước điện giải ion kiềm

Không chỉ đối với bệnh vảy nến, các bệnh lý nguy hiểm hơn phát sinh do cơ thể tồn đọng axit dư thừa như dạ dày, tim mạch, tiểu đường, gan, thận thậm chí là ung thư đều có thể được cải thiện.

– Nước có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, lại là nước tự nhiên nên việc đủ nước ion kiềm hằng ngày sẽ giúp trung hoà lượng axit dư thừa, thanh lọc cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

– Nước giàu hydrogen giúp làm chậm quá trình oxy hoá, ức chế phản ứng oxy hoá làm chết tế bào tại môi trường nội môi, giữ vẻ tươi trẻ theo thời gian.

– Khoáng chất trong nước được bảo toàn ổn định, bổ sung vào cơ thể nhanh chóng giúp các quá trình trao đổi chất diễn ra trôi chảy hơn. Bù khoáng bù nước nhanh trong khi vận động thể dục thể thao.

Bệnh vảy nến và nước ion kiềm 6

Qua bài viết trên, chắc hẳn nhiều bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh vảy nến cũng như công dụng của nước ion kiềm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh này rồi đúng không? Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh trên cũng như thêm một công dụng của nước ion kiềm ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart