Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Có một số người cho rằng, chế độ ăn giàu kiềm sẽ làm thay đổi độ pH cơ thể, qua đó làm tăng lượng kiềm và giảm lượng acid. Khi bạn bị mắc các bệnh liên quan tới axit thì việc tuân thủ một chế độ ăn giảm thiểu những thực phẩm có tính axit sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề về sức khỏe dạ dày, xương, khớp, thận,…. Việc thực hiện thay đổi chế độ ăn kiềm là cách tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Vậy, những thực phẩm mang tính kiềm và axit ảnh hưởng như thế nào? Cần ưu tiên các thực phẩm gì để giúp bạn luôn khỏe mạnh?
Axit/ Kiềm có ý nghĩa gì với cơ thể con người?
Để cho cơ thể khỏe mạnh, độ pH tốt nhất trong cơ thể dao động thường nằm ở mức 7.4. Tại mức pH này, cơ thể chúng ta có thể hoạt động hiệu quả và chống lại các nguy cơ của bệnh tật. Tuy nhiên, ở các bộ phận khác nhau đều có mức pH riêng. Trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể con người, các giá trị pH sẽ dao động từ tính axit cực mạnh cho tới tính hơi kiềm. Nhờ vào sự khác biệt về độ pH giữa các cơ quan, dịch tễ trong cơ thể mà chúng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ hay chức năng của mình. Cụ thể như sau:
- Nước bọt có độ pH ~6.5 – 7.5: hỗ trợ, tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài đưa vào và giúp phân hủy thức ăn thành tinh bột
- Bụng trên có pH 4.0 – 6.5: tham gia trong giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa thức ăn
- Độ pH của bụng dưới là 1.5: môi trường để sản xuất ra axit hydrochloric để phân hủy thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn
- Ruột non có pH ~ 6.0-7.4; môi trường kết thúc việc tiêu hóa, đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng vào trong máu.
- Ruột già có pH từ 5.0 -8.0: giúp hấp thụ nước, loại bỏ thức ăn và chất xơ khó tiêu.
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, các thức ăn, thực phẩm có tính axit quá nhiều thì cơ thể và máu có tính axit khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Ở độ pH thấp, các cơ quan thanh lọc máu như lá lách, gan, tim, thận phải làm việc quá mức khiến chúng sẽ suy yếu dần.
Các chất đào thải không được thải ra hết mà tập trung lại trước hết là ở các khớp gây ra đau khớp hoặc bệnh gout, sau đó chúng sẽ tìm đường bài tiết qua da gây nên tình trạng mụn trứng cá, u nhọt, gây nhiễm trùng da, ngứa ngáy, lở loét vì có nhiều vi khuẩn và nấm.
Như vậy, nếu cơ thể bạn có tính axit có thể gây nên bệnh khác nhau như trĩ, ung thư, sỏi thận, bàng quang, túi mật, cao huyết áp, đột quỵ, tim, hen suyễn cùng các loại dị ứng các. Bởi khi nồng độ pH mất cân bằng, khi đó cơ thể chúng ta có tính axit nhiều hơn và buộc phải lấy khoáng chất cần thiết như canxi, kali, magie, natri từ cơ quan khác để trung hòa. Điều này gây ra một dạng ăn mòn trong cơ thể, về lâu về dài, sẽ dẫn tới những căn bệnh nghiêm trọng.
Môi trường axit khiến tế bào bị bệnh phát triển nhanh chóng và nhân rộng, nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị bệnh nan y thường có mức độ axit cao hơn nhiều lần so với người khỏe mạnh. Theo tiến sĩ, bác sĩ Otto Heinrich Warburg đã được giải Nobel Y học 1931 đưa ra bằng chứng khoa học và cho rằng: “Các tế bào ung thư có tính axit, trong khi tế bào khỏe mạnh mang tính kiềm”. Môi trường axit cho phép các tế bào khối u phân chia nhanh chóng, làm tăng nhạy cảm với sự mệt mỏi, tăng tốc độ lão hóa sớm bao gồm các nếp nhăn, thị lực kém, mất trí nhớ và các dấu hiệu khác thường của sự lão hóa.
>>> Xem thêm: Thừa axit trong dạ dày và hậu quả bạn cần biết
Chế độ ăn giàu kiềm là gì?
Chế độ ăn giàu kiềm được gọi là chế độ axit – kiềm hoặc chế độ ăn “tro” kiềm (axit-tro). Đây là giả thuyết cho rằng chế độ ăn của chúng ta có thể làm nồng độ pH trong cơ thể thay đổi.
Tìm hiểu giả thuyết tro axit: Thực phẩm khi được chuyển hóa sẽ để lại một lượng hóa chất dư thừa và được gọi là “tro”, khi dư lượng này kết hợp với các chất lỏng trong cơ thể, những “tro ” này sẽ tạo thành axit hoặc kiềm kèm theo một số phản ứng hóa học trong cơ thể. Theo giả thuyết này thì thực phẩm có tính chất tạo thành axit có thể làm cho độ pH của máu giảm xuống, khi nạp thực phẩm vào cơ thể gây nên sự tích tụ axit . Để pH được cân bằng, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách lọc các phần kiềm trong cơ thể, nhất là Canxi.
Vì vậy, việc tiêu thụ thực phẩm có tính axit thường xuyên và lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mất khoáng xương và gây nên bệnh loãng xương cơ cơ thể. Nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit có thể bảo vệ sức khỏe của xương, mặt khác còn có thể phòng ngừa sỏi thận và giảm các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày.
Tiến sĩ Sharon Gurm ND, FABNO cho biết: “Chế độ ăn nhiều kiềm mang lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe, giúp tăng cường dinh dưỡng và hydrat hóa, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị ung thư và ung thư di căn”.
Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể quá nhiều axit
Khi cơ thể bạn nạp những thực phẩm sản xuất nhiều axit, như các thực phẩm chứa nhiều protein, đường có thể sẽ làm tăng axit trong nước tiểu. Đồng thời sẽ đem lại những tác động tiêu cực đối sức khỏe, bao gồm cả các bệnh về sỏi thận, nhất là hình thành nên sỏi axit uric,….
Gây nên các bệnh về xương khớp
Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái xương và cơ. Thông thường, xương có chứa canxi, tuy nhiên, khi lượng axit tăng lên, cơ thể sẽ sử dụng lượng canxi này để khôi phục lại sự cân bằng trong pH máu, theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn tới suy thoái xương nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ gây gãy xương cao.
Hơn nữa, bạn cũng không nên sử dụng sodium bicarbonate trong bữa ăn vì nó có thể làm cản trở tới quá trình tiêu hóa. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm canxi, vitamin D và magie vào chế độ ăn uống (dinh dưỡng) hàng ngày của mình để bù đắp cho những tác động tiêu cực của axit đối với sức khỏe của xương.
Theo nghiên cứu của đại học California ở San Diego, bạn nên ăn nhiều nguồn thực phẩm sản xuất kiềm, chẳng hạn như trái cây, rau quả, hãy sử dụng theo tỷ lệ 3:1. Độ pH của thực phẩm trước khi bạn ăn thường ít quan trọng hơn so với độ pH sau khi chúng được chuyển hóa trong cơ thể.
>>> Xem thêm: Những Loại Đồ Uống “Thần Dược” Giúp Bạn Kéo Dài Tuổi Thọ Hiệu Quả
Làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit
Chứng trào ngược axit còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ chua, đau ngực. Khi hoạt động bình thường, thực quản có một dải cơ được gọi là cơ vòng đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược này và giữ axit trong dạ dày. Tuy nhiên, với các cơ vòng thực quản này thường bị suy yếu hoặc bị tổn thương và không thể hoạt động hiệu quả.
Nhiều loại thực phẩm có tính axit có thể góp phần làm trào ngược axit bằng cách làm giãn cơ vòng thực quản. Ví dụ đồ uống có chứa caffeine, rượu, thực phẩm giàu chất béo là những tác nhân tố phổ biến gây trào ngược axit.
Gây nên bệnh sỏi thận
Các thực phẩm nạp vào cơ thể có ảnh hưởng lớn tới độ pH trong nước tiểu, khi bạn ăn nhiều thực phẩm có axit độ pH trong nước tiểu có nhiều khả năng bị axit cao hơn. Mặt khác, có độ pH axit trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do axit uric hoặc cysteine là những chất khoáng nhỏ hình thành trong thận của bạn và thường phải được phẫu thuật loại bỏ hoặc đưa qua qua đường tiết niệu.
>>> Xem thêm: Nước Ion Kiềm Có Thật Sự Tốt Cho Thận Của Bạn? Tại Sao???
Nguy hiểm cho các bệnh nhân Gout
Bệnh gút là dạng bệnh thấp khớp làm người bệnh rất đau, xảy ra do nồng độ axit uric trong máu cao, đối với những bệnh nhân bị gout bên cạnh việc phải điều trị tích cực bằng các phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều thực phẩm chứa axit sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu, vì vậy cần xác định chế độ ăn cho người bị bệnh Gout để hạn chế cơn đau, ngăn ngừa bệnh tái phát. Sử dụng thực phẩm giàu kiềm, sẽ giúp cơ thể trung hòa axit từ đó sẽ hạn chế những cơn đau nhức của bệnh nhân.
Mức độ hormone thay đổi
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh Dưỡng Châu Âu của đại học California cho thấy rằng nhiễm toan có thể dẫn tới việc giảm nồng độ hormone tăng trưởng ở người trong máu, hormone này được gọi là HGH – được sản xuất trong tuyến yên và có nhiệm vụ kích thích tái tạo cũng như tăng trưởng tế bào.
Những thực phẩm có tính kiềm tốt cho sức khỏe
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu cơ thể nạp những thực phẩm có nhiều chất kiềm thì cơ thể chúng ta càng kiềm hóa, cơ thể càng hoạt động tốt và tràn đầy sinh lực hơn. Tình trạng kiềm thúc đẩy sức sống giúp cơ thể không bệnh tật và có thể làm tăng đáng kể tuổi thọ, giúp hạ huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim, thận, dạ dày,…
Những thực phẩm giàu kiềm là trong thực phẩm chứa nhiều hàm lượng các nguyên tố mang tính kiềm cao như canxi, kali, magie, natri, hoặc sau khi biến đổi chất trong cơ thể sẽ tạo ra sản phẩm có tính kiềm cao. Dưới đây là các thực phẩm, nước uống có thể giúp bạn loại bỏ axit từ cơ thể một cách hiệu quả:
Củ cải đường: Đây là thực phẩm khá đặc biệt, mặc dù củ cải đường không phải màu xanh lá cây phổ biến như những loại thực phẩm giàu kiềm khác nhưng trên thực tế các nghiên cứu lại cho thấy củ cải đường rất giàu dinh dưỡng và được xếp vào nhóm thực phẩm có tính kiềm mạnh. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao trong loại củ này có thể ngăn chặn hình thành khối u và giám sát sự phát triển đối với các tế bào bất thường. Bạn có thể sử dụng củ cải đường làm nước ép, nấu canh, muối dưa, hay chỉ đơn giản là ăn sống.
Nước ion kiềm cân bằng cơ thể: Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài bổ sung kiềm qua thực phẩm, thì một cách hiệu quả không kém là bổ sung kiềm mỗi ngày qua nước ion kiềm. Các khoáng chất kiềm tự nhiên trong nước dễ dàng hấp thụ qua hệ tiêu hóa, nhờ đó hỗ trợ duy trì sự cân bằng tự nhiên cho cơ thể. Đối với nước ion kiềm do máy lọc nước ion kiềm AlkaViva với hàm lượng khoáng chất như Natri, Canxi, Kali, Magie,… là yếu tố đem lại độ kiềm cho nước. Các khoáng chất kiềm được tạo ra nhờ quá trình điện phân tách phân tử nước. Trước những lợi ích từ nước ion kiềm tạo ra cùng với sự ăn uống khỏe mạnh, đã hình thành nên xu hướng hiện nay bổ sung nước ion kiềm mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Cẩm Nang Nước Kiềm: Nguồn Nước Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
Trái bơ: Bơ có nồng độ pH 8.0, không chỉ kiềm hóa mà còn giúp trung hòa thực phẩm có tính axit trong dạ dày. Hơn nữa, bơ cũng chứa các chất chống oxy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein,… giúp cơ thể phòng chống nhiều căn bệnh khác.
Măng tây: Được cho là một trong những thực phẩm có tính kiềm hình thành mạnh nhất trong tự nhiên. Lợi ích của măng tây rất tốt cho sức khỏe, ngoài có tính kiềm còn cung cấp nhiều chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa chống lão hóa.
Cải Kale: Trong cải Kale có chứa rất nhiều sắt, canxi, và vitamin K thực vật, được cho là loại rau lá giúp bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh ung thư, ngoài những lợi ích sức khỏe này, cải xoăn là một trong những thức ăn có tính kiềm nhất thế giới. Bạn có thể chế biến cải Kale bằng cách làm sinh tố, ăn kèm khoai tây chiên, làm salad hoặc nấu súp để tăng cường tính kiềm.
Chuối: Tưởng chừng như là loại thức ăn chứa nhiều axit nhưng hoàn toàn ngược lại đó là nó có tính kiềm cao khi chứa nhiều kali, đồng thời là nguồn chất xơ tuyệt vời, giúp thúc đẩy tiêu hóa đều đặn và quét hết độc tố ra khỏi đường tiêu hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Mặc dù hầu hết mọi người sẽ có ý định né chuối để ngăn ngừa tăng cân do hàm lượng đường cao, nhưng ăn chuối sẽ tốt hơn cho bạn so với các thực phẩm chế biến chứa thành phần đường và axit.
Bông cải: Là một loại rau họ cải chứa kiềm, đặc biệt là bông cải xanh cung cấp nhiều chất xơ giàu các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe trong khi vẫn giữ được độ kiềm trong cơ thể sau mỗi lần ăn. Kiềm trong bông cải cũng có thể hỗ trợ tái cân bằng hormone khi nồng độ estrogen của cơ thể quá cao. Điều này là do súp lơ có chứa chất dinh dưỡng Indole-3-Carbinol giúp cơ thể điều chỉnh nồng độ estrogen. Nếu nồng độ Estrogen cao có hại cho cơ thể và có thể dẫn đến tăng cân, các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi.
Trái sung: Với vị chát, có chứa loại men đặc biệt có tên Ficin, làm trung hòa các độc tố trong máu. Ngoài ra còn có chất Serotonin làm sạch tụy và nội tạng con người.
>>> Xem thêm: Mách Bạn 5 Cách Rửa Rau Sạch Nhất, An Toàn Nhất
Những thực phẩm có tính axit có hại cho sức khỏe
Các nhóm thực phẩm có tính axit có nhiều nguyên tố có tính axit như Clo, photpho, lưu huỳnh trong thành phần cấu tạo, hoặc có chứa nhiều axit hữu cơ khó biến đổi. Các chất khác nhau bao gồm cả thực phẩm, bất kể là chất rắn hay chất lỏng đều có độ pH, thực phẩm có độ pH dưới 7 được coi là có tính axit:
Nhóm thực phẩm có hàm lượng axit cao nên hạn chế sử dụng
Đồ ăn cay và nước sốt: Thức ăn cay và nước sốt có thể kích thích niêm mạc thực quản và gây khó chịu. Ăn nhiều đồ cay thường dẫn tới các chứng ợ nóng, nếu bạn không muốn dạ dày có vấn đề thì nên đồ ăn có độ cay vừa đủ.
Các loại nước uống chứa Caffein: Đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực có thể gây trào ngược axit dạ dày và chứng ợ nóng. Đồ uống này cũng gây kích thích thực quản hoặc làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới kết hợp thêm với đường trắng nguy cơ bạn bị dư axit sẽ càng cao. Độ pH của cà phê: 4, của trà xanh: 7 – 10, và của trà đen là 4.9-5.5 và của nước tăng lực là 3.4.
Thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chiên, mỡ động vật: Thực phẩm giàu chất béo bao gồm vả thực phẩm chiên tạo nhiều axit dạ dày dự phòng vào thực quản. Bạn cần tránh các thực phẩm như: khoai tây chiên, hành tây chiên, phô mai, sữa nguyên chất, bơ, sữa chua, thịt mỡ, mỡ lợn, thức ăn nhiều dầu mỡ như: pizza, sandwich, xúc xích, thịt xông khói, bánh ngọt, đồ rán…. Thực phẩm giàu chất béo có thể gây ợ nóng vì nó làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới và giải phóng hormone cholecystokinin thay vì chiên thức ăn tốt nhất bạn nên nướng hay luộc thực phẩm.
Trong nước ép cam quýt: Trái cây có múi chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam (trái cây),… là loại thực phẩm có tính axit khác mà bạn cần tránh nếu bạn không muốn mắc chứng ợ nóng. Nước cam và bưởi nếu sử dụng không đúng còn có thể gây kích ứng dạ dày khiến bạn khó chịu. Với những bạn bị đau dạ dày hay các chứng liên quan tới dạ dày không nên sử dụng loại nước uống này.
Đồ uống có gas, nước ngọt: Đồ uống có gas tưởng như vô hại, mà bạn hay cho các bé uống, nhưng thực sự chúng rất nguy hiểm. Đồ uống có gas như Coca-Cola, Pepsi,… khiến bạn có nguy cơ bị trào ngược axit, bong bóng từ những đồ uống này gây áp lực lên cơ thắt và đẩy axit dạ dày trở lại ống dẫn thức ăn.
Rượu: Đồ uống có cồn như rượu hoặc bia sẽ sản xuất axit trong dạ dày, và uống vừa phải hoặc uống quá mức đồ uống có cồn có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Riêng rượu làm thư giãn van cơ vòng, nhưng sẽ làm hỏng niêm mạc thực quản.
Nhóm thực phẩm có hàm lượng axit thấp
Có một số loại thực phẩm sẽ sản xuất ra ít axit hơn các loại thực phải giàu axit nhưng chúng không cung cấp đủ kiềm như trái cây và rau xanh. Với danh sách này bạn cũng hên quyết định sử dụng tùy từng trường hợp bởi chúng có thể làm ảnh hưởng tới sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể bao gồm:
- Trứng.
- Ngũ cốc: Đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành.
- Sữa chua và sữa chua không đường, sản phẩm từ sữa.
- Mật ong tươi.
- Đậu và đậu lăng.
- Trà thảo mộc.
- Cây kê.
- Cỏ và gia vị trừ mù tạt (gia vị), muối, hạt nhục đậu khấu.
- Dầu ô liu…
Với bài viết trên đây, hy vọng rằng AlkaViva đã giúp bạn lựa chọn được những thực phẩm tốt với chế độ ăn giàu tính kiềm, đây là một sự thay thế tốt cho sức khỏe, ăn thêm nhiều trái cây và rau xanh cùng với việc cắt giảm lượng carbohydrate tinh chế, đường, sữa có thể giúp cân bằng pH trong cơ thể bạn. Độ pH cân bằng sẽ giúp bạn giảm được các vấn đề sức khỏe bạn gặp phải hàng ngày và có thể giảm các nguy cơ về sức khỏe lâu dài. Nếu thực sự muốn “làm mới” cơ thể, ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh thì hãy sử dụng nước uống ion kiềm được tạo ra từ máy lọc nước AlkaViva để đón nhận sự khác biệt, với công nghệ tiên tiến đến và bộ lọc độc quyền Ultra Water sẽ đem tới cho bạn những điều thú vị nhất cho sức khỏe của mình.