Ngày 14/11 vừa qua, Talkshow “Hành trình Sống Khoẻ Mỗi ngày với chủ đề: Tiền đái tháo đường – Béo phì: Phát hiện và Phòng ngừa” đã diễn ra vô cùng thành công tốt đẹp. Đây là chương trình do Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM phối hợp cùng Văn phòng Đại diện Becton Dickinson Việt Nam và Trung tâm thương mại Aeon Bình Tân tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 2022 và nâng cao kiến thức cộng đồng trong việc tầm soát, phòng ngừa đái tháo đường và béo phì.
AlkaViva Việt Nam được vinh dự được đồng hành cùng chương trình Talkshow của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM mang đến 280 túi nước ion kiềm trị giá lên đến 16.000.000VNĐ cùng với nhiều quà tặng hấp dẫn khi khách hàng quét mã QR như sau:
- 20 túi nước điện giải ion kiềm của AlkaViva, miễn phí lấy nước trong vòng 1 tháng.
- Trải nghiệm miễn phí máy lọc nước điện giải ion kiềm AlkaViva trong vòng 15 ngày.
- Miễn phí kiểm tra chất lượng nguồn nước tại nhà.
Mục tiêu mà AlkaViva Việt Nam muốn hướng đến khi tham gia đồng hành cùng sự kiện Talkshow Hành trình Sống khoẻ Mỗi ngày về chủ đề Tiền Đái tháo đường chính là mang đến nguồn nước ion kiềm với 4 đặc tính nổi bật bao gồm:
- Phân tử nước siêu nhỏ – giúp thẩm thấu vào từng tế bào, đào thải độc tố cơ thể hiệu quả từ bên trong.
- Giàu Hydrogen – chất chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa lão hoá tế bào, đẩy lùi bệnh tật.
- Giàu tính kiềm từ nhiên như rau xanh – giúp trung hoà lượng axit dư thừa, giúp cân bằng môi trường axit/kiềm bên trong cơ thể, duy trì cơ thể khoẻ mạnh hơn.
- Giàu vi khoáng tự nhiên cần thiết cho cơ thể – bao gồm Natri, Kali, Canxi, Magie,… đây là những chất điện giải giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Đây hoàn toàn là những đặc tính có lợi cho sức khoẻ. Những khách hàng tham gia chương trình vào ngày hôm đó sẽ được trải nghiệm trực tiếp Nguồn nước ion kiềm – Nguồn nước thần kỳ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có đái tháo đường. Vậy bệnh đái tháo đường là gì? Nước ion kiềm có hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hoá carbohydrate, protide, lipide gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Đái tháo đường được chia làm các loại như sau:
- Đái tháo đường type 1 (do phá huỷ tế bào beta tuỵ, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tuỵ tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó)
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô,…
2. Biến chứng bệnh đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng. Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù loà, suy thận và cắt cụt chi dưới. Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 lần nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2.6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận.
Duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó những người mắc đái tháo đường cần được theo dõi tự nhiên. Bên cạnh đó, đái tháo đường còn xảy ra biến chứng ở các cơ quan như sau:
- Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch: Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở bệnh đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose trong máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Biến chứng đái tháo đường trên thận: Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose trong máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Biến chứng đái tháo đường lên hệ thần kinh: Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hoá, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi, có thể cao gấp 25 lần so với những người không mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn cách cắt cụt liên quan đến đái tháo đường. Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.
- Biến chứng đái tháo đường lên mắt: Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù loà. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát mức giữ glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.
3. Tác dụng của nước ion kiềm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Nước ion kiềm có thể giúp cơ thể kiểm soát và sản xuất insulin do đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường theo nhiều cách khác nhau:
Nếu máu có tính axit thường sử dụng canxi trong cơ thể để cân bằng lại pH trong máu. Lúc này hoạt động của tuyến tuỵ kém hiệu quả vì thiếu canxi. Đồng thời chế độ ăn giàu protein, ít rau xanh có thể gây tắc nghẽn các mạch máu ở tuyến tuỵ dẫn đến khó khăn trong việc giải phóng insulin. Vì vậy, nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên và không cần chuyển hoá, khi vào cơ thể dễ dàng hấp thụ nhanh nâng cao độ pH, kích thích tuyến tuỵ phát hành sản xuất insulin. Insulin có tác dụng đưa glucose (đường) vào trong tế bào, từ đó đường huyết được kiểm soát hiệu quả.
Uống nước ion kiềm hằng ngày được chứng minh là có tác dụng tích cực đối với bệnh tiểu đường. Các bác sĩ tại Nhật Bản đã sử dụng phương pháp điều trị bằng nước ion kiềm nhằm giảm bớt và hạn chế dùng insulin để điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, kết hợp nước ion kiềm với chế độ ăn nhiều rau, củ, quả, hạn chế protein giúp bạn cải thiện tình trạng rõ rệt.
Một nghiên cứu được thực hiện tại một bệnh viện Hàn Quốc cũng cho thấy: “Các bệnh nhân tiểu đường dùng nước ion kiềm có cơ hội phục hồi và ổn định lượng đường trong máu nhanh hơn so với những bệnh nhân được điều trị theo chế độ thông thường”. Cũng theo nghiên cứu này, bệnh nhân tiểu đường được phân thành nhóm riêng biệt: nhóm 1 có tiêm insulin thường xuyên, nhóm 2 dùng nước ion kiềm. Kết quả thu được đã giải thích trong cuốn sách “Water of Life” của bác sĩ Won H.Kim như sau: “Những bệnh nhân điều trị bằng nước ion kiềm có lượng đường trong máu ổn định hơn hẳn nhóm người liên tục tiêm insulin. Mặc dù vậy nhưng lượng đường trong máu của người được tiêm insulin thậm chí thường tăng lên hoặc hạ xuống không ổn định. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc điều trị lâu dài có khả năng làm tăng tính axit trong máu, gây nên các biến chứng nguy hiểm như suy thận, suy tim và ảnh hưởng đến thị lực (mờ mắt).
Nước ion kiềm có các cụm phân tử nước siêu nhỏ, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên dễ dàng chui qua màng tế bào trung hoà nhanh các axit trong máu, giảm thiểu tối đa các khả năng gây biến chứng bệnh. Nước này còn giúp loại bỏ các độc tố và hydrat có tính axit ngoài cơ thể và ngăn ngừa sự tích tụ của Ceton. Ceton dư thừa xuất hiện trong nước tiểu khi máu không xử lý được thêm nữa. Đây là dấu hiệu nguy hiểm khiến bệnh nhân tiểu đường dễ rơi vào tình trạng hôn mê hoặc tồi tệ hơn. Do đó, các bác sĩ và chuyên gia đều khuyên rằng, bạn nên uống ít nhất 1-2 lít nước ion kiềm mỗi ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong loại nước này, đặc biệt chứa các phân tử Hydro – chất chống oxy hoá cực mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do (nguyên nhân gốc rễ gây ra các loại bệnh) giúp phòng chống và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm, hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
4. 8 cách phòng ngừa bệnh tiểu đường đơn giản cần lưu ý
Thay đổi lối sống có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 (thể thường gặp nhất), đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là 8 cách phòng ngừa bệnh tiểu đường đơn giản mà bạn cần lưu ý:
a) Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7 – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng – tiết chế lên kế hoạch từng giai đoạn giảm cân để đưa cân nặng của bạn về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm 1-2kg/tuần.
b) Tăng cường vận động thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể:
- Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.
- Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Mục tiêu vận động:
- Các bài tập aerobic: nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.
- Các bài tập kháng lực: Tập những môn có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì cuộc sống năng động.
- Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính), có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút bất động, hãy đứng dậy đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
c) Ăn các loại rau quả tốt cho sức khoẻ
Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:
- Trái cây: chẳng hạn như cà chua, ớt chuông,…
- Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau xanh lá, bông cải xanh và súp lơ trắng.
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu, đậu gà và đậu lăng.
- Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như mì ống và bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt và hạt quinoa.
Lợi ích của các loại rau quả giàu chất xơ:
- Làm chậm quá trình hấp thụ đường và giảm lượng đường trong máu.
- Cản trở sự hấp thụ chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống.
- Ngăn cản yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến tim mạch như huyết áp, viêm nhiễm,…
- Giảm cảm giác thèm ăn, mau no và lâu đói hơn.
Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ/chất dinh dưỡng như bánh mì trắng và bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến chứa đường,…
d) Ăn chất béo lành mạnh
Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hoà, hay còn được gọi là “chất béo tốt”.
Chất béo không bão hoà (bao gồm chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải,… các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô, cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…
Chất béo bão hoà (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Thay bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.
e) Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng)
Nhiều chế độ ăn kiêng theo xu hướng – chẳng hạn như chỉ số đường huyết, chế độ ăn kiêng nhạt hoặc keto – có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về lợi ích lâu dài của những chế độ ăn kiêng này hoặc lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường.
Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khoẻ mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc chọn chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh cần dựa trên một số sở thích của bản thân đối với thực phẩm và truyền thống ẩm thực, điều này giúp duy trì lợi ích theo thời gian.
Một chiến lược đơn giản để giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Ba phần sau trên đĩa thức ăn sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh:
- Một nửa: trái cây và rau không chứa tinh bột.
- Một phần tư: ngũ cốc nguyên hạt
- Một phần tư: thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như các loại đậu, cá hoặc thịt nạc.
f) Nói không với thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá.
g) Uống rượu với liều lượng vừa phải
Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 110ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa hơn 2 đơn vị mỗi ngày.
Việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tuỵ mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.
h) Thường xuyên kiểm tra lượng đường
Cùng với các cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Hy vọng bài viết này có thể giúp Quý Khách hàng hiểu thêm về các hoạt động cộng đồng của AlkaViva Việt Nam để nâng tầm sức khoẻ của người dân cũng như hiểu thêm về căn bệnh đái tháo đường – căn bệnh nguy hiểm cần phòng tránh đối với người cao tuổi!