Mặc dù đã khỏi Covid-19 nhưng nhiều người vẫn phải gặp những tình trạng ho, khó thở,… kéo dài. Đây chính là các triệu chứng hậu Covid-19 phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Vậy hãy cùng AlkaViva tìm hiểu và phòng ngừa hậu Covid-19 đúng cách nhé!
1. Hội chứng hậu Covid-19 là gì?
Hội chứng hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người đã bị nhiễm và khỏi bệnh trong vòng 3 tháng và có triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khoẻ người bệnh suy giảm, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc gây khó khăn trong cuộc sống. Hậu Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần, thể chất, tốn kém thời gian và tiền bạc để chữa trị.
“Hậu Covid” và “Covid kéo dài” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Về mặt lâm sàng, các triệu chứng sau Covid sẽ chia thành 2 giai đoạn:
- Covid-19 kéo dài: các triệu chứng kéo dài 4-12 tuần sau khi mắc Covid.
- Hậu Covid: các triệu chứng kể từ khi mắc Covid-19 kéo dài sau 3 tháng.
2. Nguyên nhân khiến hậu Covid-19 kéo dài hơn:
Có 4 yếu tố khiến người nhiễm Covid-19 dễ mắc chứng hậu Covid-19 kéo dài hơn bao gồm:
a) Virus EBV:
Covid-19 khi tấn công cơ thể người có thể kích hoạt lại virus EBV dẫn đến các triệu chứng bệnh Covid-19 kéo dài. EBV tồn tại trong cơ thể của khoảng 95% dân số thế giới, chúng ở dạng bất hoạt và không có triệu chứng.
b) Nhiễm Covid-19 nặng:
Người nhiễm Covid-19 nặng phải thở máy hoặc thở oxy kéo dài, nhiễm trùng phổi, viêm phổi nặng thì di chứng hậu Covid-19 nặng và kéo dài gấp 4 lần so với người bệnh nhẹ.
c) Bệnh nền:
Những người bệnh viêm phổi có nguy cơ kéo dài Covid-19 lên 6 lần, người bị hen suyễn có nguy cơ hậu Covid-19 lên 10 lần. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… đều dễ xảy ra tình trạng rối loạn chỉ số sinh học cơ thể sau khi khỏi Covid-19 như: rối loạn nhịp tim, tăng/giảm huyết áp, tăng/giảm chỉ số đường huyết.
d) Chưa tiêm chủng:
Những người chưa tiêm chủng, bệnh nền nhiều sẽ làm tăng nặng hội chứng để lại sau khi mắc Covid-19. Trong khi đó, tiêm chủng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng Covid-19 kéo dài. Nếu một người chỉ mới tiêm một liều vaccine nếu có mắc bệnh thì cũng giảm nguy cơ hậu Covid-19. Nếu được tiêm hai liều vaccine thì khi mắc bệnh thì sẽ giảm khoảng một nửa nguy cơ mắc chứng Covid kéo dài.
e) Hệ vi sinh vật đường ruột kém:
Ở người trưởng thành, tổng lượng vi khuẩn trong đường tiêu hoá ước tính có khoảng 100.000 tỷ, tương đương 1,5kg vi sinh vật. Nếu cơ thể khoẻ mạnh, hệ vi sinh vật đường ruột có khoảng trên 500 loài khác nhau bao gồm vi sinh vật có lợi (chiếm 85%) và vi sinh vật gây bệnh (chiếm 15%). Nhờ cơ chế điều hoà miễn dịch tại ruột, dù có sự góp mặt của vi khuẩn gây bệnh nhưng cơ thể vẫn ở trạng thái khoẻ mạnh vì hệ vi sinh vật cân bằng.
Người bị nhiễm Covid-19 có vi khuẩn đường ruột khoẻ mạnh và hệ vi sinh vật khoẻ mạnh sẽ giảm biến chứng sau khi khỏi bệnh, trong khi đó, người bệnh có hệ vi sinh vật kém hơn sẽ bị chứng Covid kéo dài hơn.
f) Mức độ thấp của kháng thể IgM và IgG3:
Giáo sư Mukaetova-Ladinska, Đại học Leicester (Anh) đã đưa ra nghiên cứu giải thích rằng mức độ thấp hơn của kháng thể immunoglobulin IgM và IgG3, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ lâm sàng, cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển Covid-19 kéo dài.
3. Các di chứng hậu Covid-19 thường gặp:
Đã có trên 200 biến chứng hậu Covid-19 được phát hiện, dưới đây là những triệu chứng sau khi mắc Covid-19 thường gặp nhất:
a) Mệt mỏi
Đây là triệu chứng thường gặp nhất kể cả nhóm người bệnh phải nhập viện hay nhóm bệnh nhẹ tự điều trị ở nhà. Tỷ lệ người đã mắc Covid-19 có biểu hiệu mệt mỏi kéo dài sau khỏi bệnh chiếm từ 50-90%.
Phương pháp điều trị cho người bệnh mệt mỏi kéo dài hậu Covid-19 chủ yếu là tăng cường thể thao vận động, bổ sung dinh dưỡng, làm việc nhẹ nhàng, tăng cường thời gian thư giãn để cơ thể hồi phục. Tình trạng mệt mỏi kéo dài tuỳ theo mức độ thời gian khác nhau, người bị nhiễm Covid-19 nặng, nhập viện, thở máy thì tình trạng có thể kéo dài từ 2-6 tháng.
b) Di chứng tâm thần kinh đa dạng
Covid-19 và nhiều virus khác có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình, gây đau đầu, chóng mặt. Ở trường hợp nặng hơn, người từng bị nhiễm Covid-19 có khả năng mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ. Đây là hội chứng “sương mù não” (brain fog) – có biểu hiện lú lẫn, hay quên – tư duy trở nên mơ hồ, chậm chạp, kém nhạy bén,…
“Sương mù não” kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh điển hình đã được ghi nhận ở những người từng là F0 sau khi khỏi bệnh. Nguyên nhân dẫn đến sương mù não là do virus phá huỷ rào cản ngăn dị vật xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm não.
Đối với một số trường hợp chứng sương mù não sau Covid-19 có thể biến mất sau khoảng vài tháng nhưng một số trường hợp nó có thể tồn tại lâu hơn. Điều trị sương mù não còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, ví dụ nếu bạn đang thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm đi tình trạng sương mù não,…
c) Hệ hô hấp bất thường
Nhiều người bệnh phải kiểm tra sức khoẻ vì ho, khó thở, đặc biệt khi gắng sức, vận động, leo cầu thang. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến bất thường hô hấp là do tổn thương phổi sau nhiễm Covid-19.
Đây là di chứng thường gặp đối với F0, phổ biến nhất là tình trạng viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng hô hấp. Đặc biệt, tình trạng ho, khó thở hậu Covid có thể kéo dài trên nhóm người bệnh từng có tiền sử mắc viêm phổi nặng, từng thở máy, điều trị ECMO, lớn tuổi, những người từng thở oxy,…
Khi người bệnh thăm khám hậu Covid-19, bác sĩ chụp X-quang phổi, CT Scan đánh giá và phát hiện tình trạng phổi như đông đặc, kín mờ, sẹo, xơ, tổn thương ngoại biên,… Dựa trên triệu chứng sẽ được điều trị phục hồi chức năng phổi, một số trường hợp phải nhập viện điều trị do viêm phổi, nhiễm trùng phổi.
d) Rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý có thể xảy ra đối với người đang nhiễm Covid-19 và nhóm người đã khỏi bệnh. Dù thoát khỏi bệnh Covid-19, nhiều người rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm. Có 3 nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý sau khi nhiễm Covid-19 là:
- Thứ nhất: Bị virus tấn công, hệ miễn dịch cơ thể khởi động chống lại virus nhưng không kiểm soát đúng cách đã gây hại cho tế bào thần kinh dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đau đầu,…
- Thứ hai: Do tâm lý căng thẳng, sợ hãi khi nhiễm bệnh, khi chịu cảnh cách lý một mình người bệnh cảm thấy bất ổn, sợ lây bệnh cho người khác, sợ mất việc làm, sợ chết,…
- Thứ ba: Khi mới bị bệnh, cơ thể tiết ra nhiều hormone chống lại tình trạng stress. Với những người xảy ra stress kéo dài sẽ khiến các cortisol tăng lên, tạo ra các gốc tự do, rối loạn chuyển hoá… làm cho người bệnh bất ổn, dễ cáu gắt.
Phương pháp điều trị rối loạn tâm lý chủ yếu là liệu pháp vực dậy tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Riêng đối với nhóm người bị trầm cảm sau khi hết Covid-19 có thể được điều trị bằng các loại thuốc trầm cảm.
e) Di chứng tim mạch
Những người đã khỏi Covid-19 vẫn có di chứng tim mạch kéo dài, triệu chứng thường gặp: đau ngực, tăng men tim kéo dài – nguyên nhân có thể do viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp; hồi hộp. Ngoài ra, một số nhóm người bệnh có biểu hiện mạch nhanh khi nghỉ ngơi, hội chứng nhịp nhanh được cho là rối loạn hệ thần kinh tự trị. Tình trạng tim đập nhanh xuất hiện trong khoảng 1-3 tháng đầu sau khi người bệnh âm tính với virus.
Di chứng để lại sau khi mắc Covid này gặp ở những người bình thường lẫn những người có bệnh nền tim mạch. Với người bệnh nền, nguy cơ nhập viện điều trị cao hơn. Còn nhóm người trẻ, vận động viên thể thao ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hậu Covid-19 hơn các nhóm người bệnh khác.
4. Nhận biết hậu Covid-19 ở trẻ em:
Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có thể mắc hậu Covid. Hậu Covid có thể xảy ra với trẻ sau khi bị Covid hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch với các biểu hiện như: sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc. Một số bị ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung và rối loạn giấc ngủ hay các rối loạn tiêu hoá như nôn, đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt hơn, trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn máu đông, tổn thương thận cấp,…
Ở trẻ em, biểu hiện của triệu chứng bệnh cũng như hậu Covid đều nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em lại có thể gặp phải biến chứng hậu Covid với hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C), tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,… vô cùng nguy hiểm. Hội chứng này thường xảy ra sau khi trẻ mắc Covid-19 từ 2-6 tuần với những biểu hiện lâm sàng như: sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hoá, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc,… Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (MIS-C) có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời vậy nên phải thật thận trọng.
5. Nên làm gì để đẩy lùi nguy cơ hậu Covid-19 cho người chưa bị và đã bị Covid-19?
Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19 thì hệ miễn dịch đóng vai trò quyết định trong phòng tránh bệnh. Chính vì vậy, lạc quan nhưng không chủ quan, luôn giữ vững tinh thần tăng cường sức đề kháng là việc làm cần thiết cho cả người chưa bị và đã bị Covid-19. Dưới đây là một số cách để đẩy lùi nguy cơ hậu Covid-19 cũng như phòng ngừa cho những người chưa nhiễm bệnh mà bạn cần lưu ý:
a) Tiêm vaccine:
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng chống Covid-19. Ngoài ra, tiêm vaccine còn làm giảm khả năng nhập viện, tử vong của bệnh nhân Covid-19, đồng thời giúp những vấn đề hậu Covid-19 nhẹ nhàng hơn.
b) Xây dựng lối sống lành mạnh và rèn luyện thể chất
Các thói quen xấu có thể làm cho hệ thống miễn dịch suy giảm. Vì vậy, hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn bằng cách giảm bớt căng thẳng, thư giãn nhiều hơn và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút, đạp xe,…
c) Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất vitamin
Dinh dưỡng hợp lý là điều tất yếu giúp hệ thống miễn dịch tốt hơn. Ngoài xây dựng bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, một chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp cơ thể chống oxy hoá, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
d) Sử dụng nguồn nước giàu dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch
Uống đủ nước mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Theo Bộ Y tế khuyến nghị trung bình một người nên uống nước ~35-40ml/kg/ngày tương đương với ~2lít/50kg/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như tình trạng sinh lý, điều kiện lao động, sinh hoạt, thời tiết,…
Uống đủ nước vẫn chưa đủ, để có hệ miễn dịch tốt và cơ thể khoẻ mạnh thì cơ thể cần phải bổ sung các dưỡng chất thiết yếu (Ca, Na, Mg, Zn,…) Nước uống ion kiềm (pH ~8.5 – 9.0) được tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm mang đến những vi khoáng chất tự nhiên với lượng cân bằng tốt nhất giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng cường đề kháng. Loại nước này còn được các chuyên gia và Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng nhờ hội tụ các lợi ích đặc biệt tốt cho sức khoẻ và hỗ trợ điều trị phòng ngừa, không có bất kỳ ở các loại nước nào khác:
- Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hoà axit dư thừa, giúp cải thiện, hỗ trợ điều trị và phòng bệnh đối với những người đang khoẻ mạnh.
- Giàu Hydrogen chống oxy hoá mạnh giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị, đẩy lùi lão hoá.
- Phân tử nước siêu nhỏ, thẩm thấu cực nhanh, giúp chống khát, thanh lọc thải độc đồng thời thẩm thấu nhanh chiết xuất dinh dưỡng giúp cơ thể được khoẻ mạnh tự nhiên.
Tuy nhiên, không phải nước ion kiềm nào cũng tốt, bạn chỉ nên sử dụng nước ion kiềm tự nhiên được tạo từ máy lọc nước ion kiềm chuẩn thiết bị y tế có tấm điện cực platinum. Hơn thế nữa, bạn cần phải lựa chọn đơn vị bán hàng có đủ chuyên môn cung cấp giải pháp xử lý nguồn nước tối ưu cho từng khách hàng để đảm bảo chất lượng nước luôn là tốt nhất.
Bạn có thể lựa chọn dòng máy lọc nước ion kiềm của AlkaViva với nhiều dòng máy đa dạng với 5-7-9 tấm điện cực và 8 chế độ nước khác nhau, phục vụ những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như để hỗ trợ điều trị bệnh:
- Alkaline 1 pH~7.5: Nước uống cho người mới bắt đầu làm quen với môi trường kiềm (khoảng 1 tuần)
- Alkaline 2 pH~8: Nước uống ổn định (được khuyến cáo dùng để uống cố định)
- Alkaline 3 pH~8.5: Nước uống hằng ngày, nấu cơm, pha ngũ cốc, nấu mì,…
- Alkaline 4 pH~9.5: Nước uống (chỉ nên sử dụng khi vừa uống rượu bia), pha cà phê, pha trà và hỗ trợ điều trị bệnh.
- Alkaline 5 (Nước kiềm mạnh) pH~11: Giúp rửa sạch rau củ và hoa quả, tách thuốc trừ sâu bám trên bề mặt, giảm mùi tanh khi rửa cá và hải sản.
- Purify (Nước tinh khiết/Nước trung tính) pH~7: Uống thuốc tây, pha sữa cho em bé, uống sau bữa ăn.
- Acid 1 (Nước làm đẹp/Nước beauty) pH~6: Rửa mặt, đánh răng, dưỡng da mặt, gội đầu và điều trị nấm da.
- Acid 2 (Nước axit mạnh) pH~3: Sát trùng, khử khuẩn vết thương.
Hậu Covid-19 có thể dẫn đến nhiều xáo trộn trong cuộc sống hằng ngày nhưng đa số sẽ không dẫn đến tử vong. Đừng lo lắng và thực hiện ngay các biện pháp nâng cao sức khoẻ và đồng thời đi khám ngay nếu gặp các dấu hiệu bất thường để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt nhé!