Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, dễ di căn và gây tử vong. Đây cũng là căn bệnh phổ biến hình thành từ những thói quen nhỏ hằng ngày. Vậy có cách nào để hỗ trợ điều trị căn bệnh này không? Nước ion kiềm thực sự có tốt cho việc hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày? Hãy cùng AlkaViva tìm hiểu nhé!
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
a) Khái niệm
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến các cơ quan khác, gây nhiều tác động xấu đến sức khoẻ, thậm chí tử vong.
Các giai đoạn của ung thư dạ dày:
- Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, chưa lây qua các cơ quan khác.
- Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn khắp cơ thể, cơ hội sống thấp.
b) Nguyên nhân
Hầu hết các loại bệnh thường do lối sống, sinh hoạt không lành mạnh mà ra. Tuy nhiên, bệnh ung thư dạ dày vẫn có những nguyên nhân nhất định bao gồm:
- Các tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày; tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
- Béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
- Di truyền: Tỉ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Ngoài ra, sự cố đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1) hay mắc phải các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
- Nhóm máu: Người có nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn so với các nhóm máu O, AB, B.
- Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15-20 năm sau phẫu thuật.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau tuổi 50.
- Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.
Bên cạnh đó, đừng bỏ qua các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn và thực phẩm hun khói.
- Ăn thức ăn nấm mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
- Chế độ ăn ít trái cây và rau quả.
- Viêm dạ dày mạn tính, viêm dạ dày trong thời gian dài.
- Thiếu máu ác tính, tình trạng giảm hồng cầu khi ruột không có khả năng hấp thụ để vitamin B12.
- Hút thuốc.
2. Các dấu hiệu, triệu chứng:
Giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày có thể không xuất hiện triệu chứng hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác, khi khám sức khoẻ tổng quát hoặc kiểm tra bệnh lý định kỳ. Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý bao gồm:
- Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
- Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Ợ nóng.
- Sụt cân nhanh chóng.
- Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân.
- Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn như bị mắc kẹt trong cổ họng.
- Nôn ra máu.
Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khoẻ ngay để chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Người bệnh nên tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.
3. Phương pháp điều trị:
Có nhiều phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày nếu phát hiện bệnh sớm. Ung thư dạ dày có thể điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ.
a) Phương pháp phẫu thuật:
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật. Phương pháp này sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày, người bệnh có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật, 10-14 ngày, người bệnh có thể ra viện và tự chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà.
b) Phương pháp hoá trị liệu (hoá chất trị liệu):
Đây là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hoá trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hoá trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
c) Phương pháp tia xạ:
Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hoá chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng. Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc người bệnh trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.
4. Nước ion kiềm – phòng tránh và hỗ trợ chữa trị ung thư dạ dày:
Nước điện giải ion kiềm là loại nước phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng trực tiếp từ vòi, nếu để nước ion kiềm ở ngoài tối đa 3 ngày, các ion trong nước sẽ kết hợp lại và trở thành phân tử nước bình thường, không còn tác dụng nữa.
Tuy nhiên, nước ion kiềm chứa tính kiềm hoàn toàn tự nhiên, còn những loại nước kiềm (Alkaline) từ máy lọc RO, nước kiềm đóng chai sử dụng chất hoá học để tạo kiềm nhân tạo nên để thời gian lâu dài tính kiềm vẫn không biến mất nhưng sẽ để lại hậu quả xấu cho sức khoẻ.
Nước ion kiềm có chứa các hydrogen được tạo ra do các tấm điện cực trong buồng điện phân của máy điện giải, sau khi đã lọc sạch qua bộ lọc thông minh. Nước ion kiềm có 4 tính năng không thể tìm thấy ở các loại nước khác bao gồm:
- Giàu tính kiềm tự nhiên giúp trung hoà axit trong cơ thể, khi cơ thể bị quá tải bởi những lượng thức ăn chứa axit, tác nhân môi trường làm cơ thể mất cân bằng axit/kiềm, nước ion kiềm giúp cải thiện môi trường bên trong cơ thể, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh mạn tính như gout, ung thư, tiểu đường,…
- Giàu phân tử hydro giúp đẩy lùi quá trình lão hoá, là vũ khí tiêu diệt kẻ thù gốc tự do gây bệnh.
- Giàu vi khoáng tự nhiên ở dạng ion như Ca, Mg, K, Na,… Những chất này cực kì cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp cho quá trình chuyển hoá diễn ra trong cơ thể tốt hơn.
- Phân tử nước siêu nhỏ giúp cơ thể hấp thụ, thẩm thấu sâu vào từng tế bào và mô, giải khát nhanh chóng, loại bỏ chất độc hiệu quả…
Ngoài ra, đối với những người chưa phát hiện bệnh có thể phòng chống bằng các phương pháp như sau:
- Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.
- Rèn luyện thể thao thường xuyên.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, an toàn vệ sinh thực phẩm, chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và không sử dụng các chất kích thích.
- Nếu mắc phải các bệnh về dạ dày, cần thăm khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời.
- Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.
Nếu phát hiện cơ thể có các triệu chứng đau dạ dày – đau bao tử ở trên, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất và đừng quên sử dụng nước ion kiềm mỗi ngày, vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa cải thiện sức khoẻ về lâu dài.